Thế giới

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

ClockThứ Bảy, 13/07/2024 06:00
TTH - Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

Cần tăng cường đầu tư vào chương trình hành động về dân số và phát triểnLHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Ở Nam Sudan, ít nhất 70% trẻ em trong độ tuổi đi học không được đến trường. Ảnh minh họa: Oikoumene

Phát biểu tại sự kiện, người đứng đầu LHQ cho biết ước tính khoảng 84 triệu trẻ em sẽ không được đi học vào năm 2030 - trừ khi có hành động quyết liệt được thực hiện để chuyển đổi nền giáo dục trên toàn thế giới. Điều đó có nghĩa là Mục tiêu Phát triển Bền vững 4 (SDG4) nhằm “đảm bảo giáo dục chất lượng toàn diện và công bằng, cũng như thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người” sẽ khó có thể đạt được.

Hiện tại, chỉ có 1/6 quốc gia đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu SDG4 về tiếp cận phổ cập giáo dục có chất lượng. Trong khi đó, tỷ lệ hoàn thành bậc trung học đang tăng quá chậm; người học không được trang bị những kỹ năng cần thiết để thành công trong một thế giới đang thay đổi; việc học tập trong thời thơ ấu cũng như khi trưởng thành thường được chỉ được coi như một sự lựa chọn.

Rào cản tài chính

Theo LHQ, nguồn tài chính để cung cấp nền giáo dục có chất lượng không đủ để ứng phó với các thách thức.

Năm 2023, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) ước tính rằng, các quốc gia đang phát triển sẽ cần đầu tư 100 tỷ USD/năm để đạt được SDG4. Số tiền này tăng khoảng 50% khi tính đến chi phí cho việc chuyển đổi kỹ thuật số trong giáo dục.

Hơn nữa, cứ 10 người trên toàn cầu thì có đến 4 người đang sống ở các quốc gia nơi mà chính phủ phải chi tiêu cho việc trả nợ nhiều hơn là cho giáo dục hoặc y tế.

Được biết, hơn 140 quốc gia đã cam kết giải quyết cuộc khủng hoảng giáo dục này tại Hội nghị thượng đỉnh Giáo dục Chuyển đổi vào năm 2022, nhưng “tiến độ quá chậm và không đồng đều. Do đó, một số điều cần phải thay đổi”, Tổng thư ký LHQ António Guterres nói.

Giữa các cuộc khủng hoảng rất khó giải quyết hiện nay, ngoài khả năng tiếp cận, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Dennis Francis  cho rằng cần phải đảm bảo nền giáo dục có chất lượng để thúc đẩy tất cả các cơ hội học tập toàn diện, công bằng và suốt đời, nhằm trao quyền cho mọi cá nhân phát triển trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. “Chúng ta phải kết hợp ý chí chính trị với các hành động có mục tiêu rõ ràng để giải quyết một cách dứt khoát những nhu cầu cấp thiết này”, ông Francis nhấn mạnh lại tuyên bố về sự cần thiết phải chuyển đổi trong giáo dục.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ UN)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập

Thành phố Huế hiện có khá nhiều trường mầm non ngoài công lập và cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) độc lập. Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở các cơ sở GDMN ngoài công lập, UBND TP. Huế triển khai nhiều giải pháp góp phần đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh cũng như thực hiện mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập
UNESCO thành lập giải thưởng về giáo dục công dân toàn cầu

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vừa thành lập một giải thưởng do Hàn Quốc đề xuất, nhằm công nhận những nỗ lực trong việc nuôi dưỡng giáo dục về các vấn đề toàn cầu, như nhân quyền, tính bền vững và tính đa dạng, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 23/10 cho biết.

UNESCO thành lập giải thưởng về giáo dục công dân toàn cầu
Đẩy mạnh giáo dục di sản cho học sinh

Chiều 22/10, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã có buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai chương trình giáo dục di sản cho học sinh.

Đẩy mạnh giáo dục di sản cho học sinh
Return to top