Thế giới
Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

ClockThứ Hai, 17/06/2024 11:04
TTH - Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

Việt Nam đề cao giá trị UNCLOS, thúc đẩy hợp tác về biển và đại dươngTổng thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt quảng cáo cho nhiên liệu hóa thạchLHQ tổ chức lễ kỷ niệm Ngày quốc tế Phật đản Vesak

 Sa mạc hóa, suy thoái đất và hạn hán là một trong những thách thức môi trường cấp bách nhất hiện nay. Ảnh: TTXVN

Tổng thư ký Guterres cho biết “mỗi giây, một diện tích đất bằng khoảng 4 sân bóng đá bị xuống cấp, tổng cộng khoảng 100 triệu ha mỗi năm… Trong khi an ninh, thịnh vượng và sức khỏe của hàng tỷ người dựa vào những vùng đất trù phú hỗ trợ cuộc sống, sinh kế và hệ sinh thái, nhưng chúng ta lại đang phá hoại Trái đất vốn vẫn nuôi sống chúng ta”.

Theo LHQ, sa mạc hóa, suy thoái đất và hạn hán là một trong những thách thức môi trường cấp bách nhất hiện nay. Dân số ngày càng tăng cùng với mô hình sản xuất và tiêu dùng không bền vững đã thúc đẩy nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên, gây áp lực quá mức lên đất đai, dẫn đến tình trạng suy thoái.

Với chủ đề “Đoàn kết vì đất đai: Di sản của chúng ta. Tương lai của chúng ta”, Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 2024 nêu bật tương lai của công tác quản lý đất đai - vốn là nguồn tài nguyên quý giá nhất của hành tinh nhằm đảm bảo sự ổn định và thịnh vượng của hàng tỷ người trên thế giới. Được biết, mỗi USD đầu tư vào việc phục hồi đất có thể mang lại lợi nhuận cao gấp 30 lần.

Thực tế, nguồn đất khỏe mạnh không chỉ cung cấp gần 95% lượng thực phẩm trên khắp thế giới, mà còn cung cấp quần áo và nơi ở cho con người, tạo việc làm và sinh kế, đồng thời bảo vệ cộng đồng khỏi tình trạng hạn hán, lũ lụt và cháy rừng ngày càng trầm trọng. Do đó, ngày 17/6 năm nay nhắc nhở chúng ta phải “Đoàn kết vì đất đai”, với “các chính phủ, doanh nghiệp, học giả, cộng đồng và nhiều tổ chức khác phải cùng nhau hành động”.

Theo Công ước LHQ về chống sa mạc hóa UNCCD, hơn 130 quốc gia đã cam kết đạt được mục tiêu cân bằng về thoái hóa đất vào năm 2030, hướng tới một thế giới mà hoạt động của con người có tác động trung lập hoặc thậm chí là tích cực đến đất đai.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói
Chung tay bảo vệ tài nguyên biển

Tài nguyên biển của Thừa Thiên Huế được đánh giá hội đủ và giàu về khoáng sản, thủy sản, du lịch, cảng biển…

Chung tay bảo vệ tài nguyên biển
Dựa vào thiên nhiên để phát triển bền vững

Đó là nội dung được trao đổi thảo luận tại hội thảo “Giải pháp dựa vào thiên nhiên để phát triển bền vững Trung Trường Sơn” do Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) phối hợp với WWF-Việt Nam tổ chức tại TP. Huế vào ngày 5/6. Tham dự có lãnh đạo Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) các sở ban, ngành đơn vị liên quan của 4 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam.

Dựa vào thiên nhiên để phát triển bền vững
Return to top