Thế giới

LHQ vạch ra “biện pháp mạnh mẽ” cho giáo dục trong đại dịch

ClockThứ Tư, 05/08/2020 05:15
TTH - Đại dịch COVID-19 gây ra sự gián đoạn lớn nhất lịch sử đối với giáo dục và việc đóng cửa trường học kéo dài có thể tạo thêm sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc (LHQ) António Guterres ngày 4/8 cho biết; đồng thời ông nhấn mạnh sự cần thiết của những “biện pháp mạnh mẽ” để giải quyết cuộc khủng hoảng.

ADB: Lượng kiều hối toàn cầu năm 2020 có thể giảm hơn 100 tỷ USD do đại dịchSẵn sàng kịch bản ứng phó với các trường hợp dương tính tại cộng đồng

Một trường học tại Đức đóng cửa nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong một bản tóm tắt chính sách, người đứng đầu LHQ đã công bố các khuyến nghị để đưa trẻ em trở lại trường học. “Giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển cá nhân và tương lai của xã hội. Trong bối cảnh thế giới đối mặt với các mức độ bất bình đẳng không bền vững, chúng ta cần giáo dục hơn bao giờ hết. Bây giờ chúng ta phải có những biện pháp mạnh mẽ để tạo ra các hệ thống giáo dục bao trùm, có khả năng phục hồi nhanh, chất lượng, phù hợp với tương lai”, ông António Guterres nói thêm.

LHQ ước tính, đại dịch đã ảnh hưởng đến hơn 1 tỷ học sinh trên toàn thế giới. Dù có những nỗ lực để tiếp tục việc học trong cuộc khủng hoảng, bao gồm cung cấp các bài giảng qua đài phát thanh, truyền hình và trực tuyến, nhiều học sinh vẫn không thể tiếp cận. Đáng chú ý, một cuộc khủng hoảng giáo dục đã tồn tại ngay cả trước đại dịch, khi hơn 250 triệu trẻ em không được đến trường.

Qua đó, bản tóm tắt chính sách kêu gọi hành động trong 4 lĩnh vực chính, bắt đầu với việc mở lại trường học một khi sự lây nhiễm COVID-19 tại địa phương được kiểm soát. Người đứng đầu LHQ cũng kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào giáo dục; trong đó, ngân sách dành cho giáo dục cần được bảo vệ và tăng lên.

Ngoài ra, các sáng kiến giáo dục phải tìm cách tiếp cận những người có nguy cơ lớn nhất bị bỏ lại phía sau, và cũng nên nhạy bén trước những thách thức cụ thể, đồng thời giải quyết sự phân chia kỹ thuật số. Đối với khuyến nghị cuối cùng, Tổng Thư ký LHQ nhấn mạnh những gì ông coi là “cơ hội thế hệ” trong việc cung cấp giáo dục chất lượng cho tất cả trẻ em, phù hợp với các Mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, ông António Guterres lưu ý cần rút ra các phương pháp linh hoạt, công nghệ kỹ thuật số và chương trình giảng dạy hiện đại hóa, đảm bảo hỗ trợ lâu dài cho giáo viên và cộng đồng.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi

Hình thành các trang trại có quy mô lớn, các khu chăn nuôi tập trung phù hợp với từng địa phương; phát triển mạnh theo hướng công nghệ cao, an toàn sinh học và bền vững là vấn đề đặt ra trong phát triển chăn nuôi ở giai đoạn mới.

Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Return to top