Thế giới

Liên Hiệp Quốc công bố cẩm nang về các giải pháp chống biến đổi khí hậu

ClockThứ Hai, 04/04/2022 22:00
TTH - Ngày 4/4, các chuyên gia khí hậu của Liên Hiệp Quốc (LHQ) vừa công bố một cẩm nang được cho là những hướng dẫn cuối cùng để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu, trong một báo cáo vạch ra những cách thức mà các xã hội và nền kinh tế cần chuyển đổi để đảm bảo một tương lai “có thể sống được”.

LHQ kêu gọi chống biến đổi khí hậu như chống COVID-19Tổng thư Ký Liên Hiệp quốc kêu gọi đẩy mạnh hợp tác về chống biến đổi khí hậu

Phát thải từ nhiên liệu hóa thạch được xem là nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu. Ảnh: Health Academy/Dangcongsan

Trong bối cảnh châu Âu đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng, các nhà phân tích cho rằng, báo cáo mới nhất từ ​​Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cũng sẽ là một nguồn lực quan trọng cho các quốc gia đang tìm kiếm một sự chuyển đổi nhanh chóng khỏi sự phụ thuộc vào dầu khí chủ yếu từ Nga.

Những tháng gần đây, IPCC đã công bố 2 phần đầu tiên trong một loạt 3 phần đánh giá khoa học về mức độ nghiêm trọng của ô nhiễm khí nhà kính đang làm nóng hành tinh và tác động lên sự sống trên Trái đất, trong khi phần thứ 3 vừa được công bố phác thảo những biện pháp cần thiết để chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những rào cản chính trị sâu rộng khi các giải pháp khí hậu chạm vào hầu như tất cả các khía cạnh của cuộc sống hiện đại, và đòi hỏi sự đầu tư đáng kể.

Các khuyến nghị trong báo cáo được đưa ra sau 2 tuần đàm phán căng thẳng của đại diện ​​gần 200 quốc gia, rà soát từng dòng một “bản tóm tắt dành cho các nhà hoạch định chính sách cấp cao”, được chắt lọc từ hàng trăm trang đánh giá cơ bản. Theo IPCC, báo cáo sẽ trình bày chi tiết nhu cầu thay đổi mang tính chuyển đổi đối với sản xuất và công nghiệp năng lượng, cũng như các thành phố, hệ thống giao thông và thực phẩm.

Để cứu thế giới khỏi sự tàn phá nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu, báo cáo cũng cảnh báo rằng việc chỉ giảm thiểu ô nhiễm CO2 là không đủ. Và các công nghệ mới chưa hoạt động trên quy mô lớn sẽ cần được phát triển mạnh mẽ để hút CO2 ra khỏi khí quyển.

Trọng tâm chính của báo cáo là xóa bỏ nhiên liệu hóa thạch ra khỏi nền kinh tế toàn cầu và chuyển sang các nguồn năng lượng carbon thấp hoặc bằng không, từ năng lượng mặt trời và gió đến năng lượng hạt nhân, thủy điện và hydro. Thực tế, quá trình chuyển đổi này đang có ưu thế khi năng lượng tái tạo hiện nay rẻ hơn năng lượng được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch ở hầu hết các thị trường.

Song song đó, IPCC cũng nêu chi tiết những cách thức để giảm nhu cầu tiêu thụ dầu, khí đốt và than đá, bằng cách xây dựng các tòa nhà tiết kiệm năng lượng hơn hay khuyến khích thay đổi lối sống, chẳng hạn như ăn ít thịt bò hơn và giảm thiểu nhu cầu sử dụng các chuyến bay đường dài quốc tế vì những mục đích không thiết yếu.

Theo chuyên gia nghiên cứu Nikki Reisch thuộc Trung tâm Luật Môi trường Quốc tế, cuộc khủng hoảng khí hậu đang ngày càng gia tăng và nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân chính.

Được biết, những điểm chính của báo cáo này sẽ được đưa vào chương trình nghị sự trong các cuộc đàm phán chính trị của LHQ, bao gồm Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP 27 sẽ diễn ra tại Ai Cập vào tháng 11 tới.

TỐ QUYÊN

 (Lược dịch từ Bangkok Post & AP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành tài nguyên và môi trường năm 2024

Ngày 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố các sự kiện ngành tài nguyên và môi trường năm 2024. Các sự kiện của ngành tài nguyên và môi trường năm 2024 đã phản ánh, đề cập đến những vấn đề nóng, nổi bật, những thành tựu trong công tác hoàn thiện thể chế, chính sách, quản lý tài nguyên, môi trường, đa dạng sinh học..., để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước bền vững. Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật ngành tài nguyên và môi trường năm 2024:

Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành tài nguyên và môi trường năm 2024
Đồng bộ giải pháp để thu ngân sách bền vững

Huy động nguồn lực, thúc đẩy doanh nghiệp (DN) phát triển, tận dụng các lợi thế khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ giúp Huế khai thác hiệu quả nguồn thu ngân sách, hướng đến giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách trung ương.

Đồng bộ giải pháp để thu ngân sách bền vững
Return to top