Thế giới

LHQ kêu gọi chống biến đổi khí hậu như chống COVID-19

ClockThứ Năm, 23/04/2020 20:28
TTH - Thế giới cần chống lại biến đổi khí hậu với quyết tâm giống như quyết tâm mà thế giới đang thể hiện trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19, Tờ Devdiscourse ngày 23/4 dẫn nguồn tin từ Liên Hiệp quốc (LHQ) cho biết.

WHO: “Thế giới sẽ phải sống chung lâu dài với virus SARS-CoV-2”Hàng nghìn địa chỉ email và mật khẩu của WHO, NIH, CDC bị đánh cắpCơ sở lưu trú, quán cà phê, nhà hàng dịch vụ ăn uống… được mở cửa từ 23/4

Biến đổi khí hậu gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của LHQ, đã đến lúc làm chậm lại hiện tượng biến đổi khí hậu, khi tác động của hiện tượng này đối với hành tinh đã "đạt đến đỉnh điểm" trong 5 năm qua, thời gian nóng nhất trong lịch sử được ghi nhận.

Xu hướng này được dự báo ​​sẽ tiếp diễn. Mức độ CO2 tại một trạm quan sát toàn cầu chủ chốt đã được ghi nhận ở mức cao hơn khoảng 26% so với năm 1970, trong khi nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 0,86 độ C trong thời gian nói trên. Nhiệt độ cũng ấm hơn 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, WMO cho hay.

Đáng chú ý, cuộc khủng hoảng COVID-19 đang làm trầm trọng thêm các tác động kinh tế và xã hội của biến đổi khí hậu; chẳng hạn như, đại dịch khiến việc bảo đảm cho mọi người an toàn trước những cơn bão nhiệt đới trở nên khó khăn hơn.

Tổng thư ký WMO, ông Petteri Taalas khẳng định, thất bại trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu có thể đe dọa đến sự hạnh phúc của người dân, cũng như các hệ sinh thái và các nền kinh tế "trong nhiều thế kỷ" sắp tới. "Chúng ta cần thể hiện quyết tâm và sự đoàn kết tương tự để chống lại biến đổi khí hậu, như chống lại COVID-19", với những hành động không chỉ trong ngắn hạn "mà còn cho nhiều thế hệ phía trước", ông Petteri Taalas kêu gọi.

Bên cạnh đó, nhà hoạt động khí hậu Thụy Điển, bà Greta Thunberg cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết "hai cuộc khủng hoảng cùng một lúc". Bà cho rằng, biến đổi khí hậu "là một mối đe dọa trực tiếp, ngay cả khi nó có thể không trực tiếp như COVID-19, hiện tượng này vẫn sẽ tác động đến chính chúng ta. Chúng ta cần giải quyết vấn đề này ngay bây giờ”.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn

Công tác phòng, chống ma túy (PCMT) và nhân rộng mô hình chuyển hóa tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn TP. Huế đạt nhiều kết quả tích cực.

Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Hội đồng Bảo an LHQ: “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”

Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ về chủ đề “Vai trò của những người trẻ tuổi trong việc giải quyết các thách thức an ninh ở Địa Trung Hải” diễn ra tại Malta, các quan chức chính trị và hòa bình hàng đầu của LHQ đã nhấn mạnh vai trò then chốt của thanh niên trong việc định hình tương lai của xã hội, khẳng định sự cần thiết phải gắn kết thanh niên vào việc ra quyết định về nhiều vấn đề, từ xung đột cho đến biến đổi khí hậu.

Hội đồng Bảo an LHQ “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Return to top