Thế giới

Hơn 450 triệu học sinh trên thế giới không thể trở lại trường học

ClockThứ Tư, 02/09/2020 09:18
TTH.VN - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cho biết, các lớp học dành cho hơn 450 triệu học sinh bắt đầu năm học mới dự kiến ​​sẽ được thực hiện hoàn toàn bằng hình thức học từ xa, hoặc đối với một số trường hợp là sự kết hợp giữa học từ xa và học trực tiếp.

42% Di sản Thế giới của UNESCO vẫn đang đóng cửaĐại dịch tác động đến nhiều di sản thế giới ở ASEANUNICEF: Các hạn chế do đại dịch khiến trẻ em dễ bị bóc lột và lạm dụng

Một học sinh tại Bồ Đào Nha tham gia học trực tuyến trong bối cảnh trường học đóng cửa do đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo Tờ UN News ngày 1/9, UNESCO, cơ quan hàng đầu của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về giáo dục trên toàn cầu, cũng nhấn mạnh sự bất bình đẳng kéo dài liên quan đến việc học từ xa, đặc biệt ảnh hưởng đến các nhóm dân cư dễ bị tổn thương.

Bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO nhận định: “Cuộc khủng hoảng giáo dục vẫn còn nghiêm trọng. Nhiều thế hệ đang phải đối mặt với nguy cơ các trường học đóng cửa, điều này có liên quan đến hàng trăm triệu học sinh và đã kéo dài nhiều tháng. Đây là một trường hợp khẩn cấp đối với giáo dục toàn cầu”.

Năm nay, 900 triệu học sinh các bậc từ tiền tiểu học đến trung học sẽ trở lại trường học từ tháng 8 đến tháng 10. Tuy nhiên, chưa đến 1/2 số học sinh, khoảng 433 triệu học sinh ở 155 quốc gia thực sự có thể trở lại lớp học trong giai đoạn này, theo UNESCO.

Điều đó cho thấy, gần 1 tỷ học sinh, tương đương 2/3 tổng số học sinh toàn cầu phải đối mặt với việc trường học đóng cửa, hoặc sự không chắc chắn xung quanh các lớp học.

Trẻ em gái đối mặt với nguy cơ cao hơn

Theo UNESCO, cho đến nay, học sinh trên khắp thế giới đã mất trung bình 60 ngày đến trường kể từ khi các biện pháp phong toả nhằm kiểm soát đại dịch COVID-19 bắt đầu được áp dụng vào tháng 2 và tháng 3.

Các tình huống như đóng cửa trường học, sự không chắc chắn về các lớp học, không thể tiếp cận việc học tập từ xa, hoặc những thách thức khác làm tăng nguy cơ học sinh bỏ học, chất lượng học tập giảm sút và tác động tiêu cực đến kinh tế và xã hội là ở mức cao. Những nhóm dân số thường dễ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ em gái sẽ đối mặt với nguy cơ cao hơn.

Do đó, điều quan trọng là các cơ quan giáo dục cần làm việc nhanh chóng nhằm xác định cách tốt nhất để đảm bảo việc trở lại trường học an toàn, đồng thời bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của học sinh, cũng như đội ngũ giáo dục, UNESCO lưu ý thêm.

Trong bối cảnh đó, thông qua Liên minh Giáo dục Toàn cầu, UNESCO vừa phát động chiến dịch #LearningNeverStops (tạm dịch: Việc học không bao giờ dừng lại) nhằm đảm bảo việc học tập được tiếp tục ở trẻ em gái trong thời gian đóng cửa trường học, và sự trở lại an toàn của các em khi trường học mở cửa trở lại.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiến tạo trường học hạnh phúc - Bài 1: Áp lực từ trường học

Tại Thừa Thiên Huế, nhiều trường học đang hướng đến xây dựng một môi trường giáo dục lý tưởng khi thầy cô, học sinh cũng như phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc, là nơi tình yêu thương giữa các nhà giáo, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau được trân trọng và bồi đắp.

Kiến tạo trường học hạnh phúc - Bài 1 Áp lực từ trường học
Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Return to top