Thế giới

Liên Hiệp Quốc kêu gọi đầu tư vào du lịch sạch, bền vững

ClockThứ Tư, 28/09/2022 21:18
TTH - Trong bối cảnh du lịch quốc tế đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ, với số lượt khách du lịch tăng lên đạt 57% mức từng được ghi nhận trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Liên Hiệp Quốc (LHQ) vừa lên tiếng kêu gọi toàn cầu cân nhắc lại về lĩnh vực này, nhằm đảm bảo du lịch mang tính bền vững và đem lại lợi ích cho các cộng đồng địa phương.

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi giải quyết tổn thất do biến đổi khí hậuViệt Nam tích cực tham gia hoạt động thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Khách du lịch đến tham quan tại thành phố Milan, Italy. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo đó, Tổng Thư ký LHQ António Guterres đã ca ngợi khả năng của ngành du lịch trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững, đồng thời kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào du lịch sạch và bền vững, tạo việc làm, cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo lợi nhuận mang lại lợi ích cho các quốc gia sở tại và cộng đồng địa phương.

Ông António Guterres nói thêm, các Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng cần gắn hoạt động du lịch với các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) và mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới mức 1,5 độ C. "Sự sống còn của ngành này và nhiều điểm đến du lịch, chẳng hạn như các quốc gia đang phát triển đảo nhỏ (SIDS) sẽ phụ thuộc vào điều đó", người đứng đầu LHQ lưu ý.

Trước đó vào ngày 26/9, Tổ chức Du lịch Thế giới của LHQ (UNWTO) đã công bố một tin tức đáng khích lệ cho thấy, số lượt khách du lịch quốc tế đã tăng gần gấp 3 lần trong 7 tháng đầu năm 2022, so với cùng kỳ năm 2021. Trong một động thái liên quan, Hội đồng các chuyên gia du lịch của UNWTO cũng đã bày tỏ “sự tự tin thận trọng” trong thời gian còn lại của năm nay, và đến năm 2023, bất chấp môi trường kinh tế không chắc chắn bao gồm: lãi suất gia tăng, giá năng lượng và thực phẩm leo thang, cùng với nguy cơ ngày càng cao của một cuộc suy thoái toàn cầu, sẽ tiếp tục gây ra các mối đe dọa lớn đối với ngành du lịch.

Ông Zurab Pololikashvili, Tổng Thư ký UNWTO khẳng định: "Sự tái khởi động của ngành du lịch ở khắp mọi nơi mang lại niềm hy vọng"; đồng thời lưu ý, đây là lĩnh vực sử dụng khoảng 10% lực lượng lao động toàn cầu.

Được biết, nhân Ngày Du lịch thế giới (27/9) vừa qua, UNWTO đã công bố Báo cáo Ngày Du lịch Thế giới đầu tiên, đây là báo cáo đầu tiên trong một chuỗi các bản cập nhật và phân tích thường niên về công tác của cơ quan này trong việc hướng dẫn lĩnh vực du lịch hướng đến tương lai.

Trong đó, báo cáo có nội dung cập nhật về các hoạt động của UNWTO trong các lĩnh vực chính bao gồm: bình đẳng giới, tính bền vững và hành động khí hậu, quản trị du lịch, cũng như các khoản đầu tư và hoạt động đổi mới sáng tạo.

Vào tháng 11 tới đây, các đại diện của Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), bao gồm cả các Bộ trưởng Du lịch sẽ nhóm họp tại thành phố Bali của Indonesia. Trước thềm sự kiện này, UNWTO đã đưa ra một bộ hướng dẫn dành cho các Bộ trưởng, để giúp họ hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch bền vững và linh hoạt, có tính đến nguồn vốn con người, sự đổi mới sáng tạo, trao quyền cho thanh niên và phụ nữ, và hành động khí hậu.

THANH NGÂN

(Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững

Huy động nhiều nguồn lực thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở TX. Hương Trà không ngừng giúp người nghèo cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống.

Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững
THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ASEAN:
Xu hướng và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh Đông Nam Á đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, vai trò của giáo dục trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Giáo dục - với tư cách là động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế và tính di động xã hội, đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này. Các chính phủ trên khắp khu vực đang thực hiện các cải cách đầy tham vọng và tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng ở mọi cấp độ, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học.

Xu hướng và cơ hội đầu tư
Return to top