Thế giới

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi giải quyết tổn thất do biến đổi khí hậu

ClockThứ Năm, 22/09/2022 14:48
TTH.VN - Tờ The Straits Times ngày 22/9 dẫn lời Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Antonio Guterres cho biết, đã đến lúc để thực hiện những "hành động ý nghĩa" về vấn đề bồi thường thiệt hại do cuộc khủng hoảng khí hậu gây ra, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thăm Pakistan thúc đẩy viện trợ cho hàng triệu người bị lũ lụtChâu Âu: Mùa hè năm 2022 là mùa hè nóng nhất từng được ghi nhận

 Lũ lụt ở Pakistan trở nên trầm trọng hơn bởi vấn đề biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Được biết, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh LHQ về biến đổi khí hậu năm 2022 (COP27), dự kiến sẽ được tổ chức tại Ai Cập vào tháng 11 tới, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sissi đã đồng tổ chức một cuộc họp của các nhà lãnh đạo thế giới, nhằm thảo luận về hành động khí hậu.

Phát biểu trước các phóng viên tại Đại hội đồng LHQ sau cuộc họp nói trên, ông Antonio Guterres khẳng định: “Thông điệp của tôi rất rõ ràng".

Khi đề cập đến mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là hạn chế sự nóng lên toàn cầu trong thời gian dài ở mức 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp, người đứng đầu LHQ cho rằng: "Giới hạn mức tăng nhiệt độ ở mức 1,5 độ C có khả năng hỗ trợ sự sống; song, mục tiêu này lại đang biến mất một cách nhanh chóng... Tất cả mọi người đều đã chứng kiến những hình ảnh kinh hoàng từ lũ lụt ở Pakistan. Điều này đang xảy ra khi Trái đất nóng lên ở mức chỉ 1,2 độ C, và chúng ta đang tiến tới mức tăng nhiệt trên 3 độ C".

Qua đó, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi các Chính phủ giải quyết "4 vấn đề cấp bách" từ nay cho đến COP27, bao gồm: tham vọng lớn hơn để có thể kiềm chế nhiệt độ tăng ở mức 1,5 độ C; đáp ứng những cam kết tài chính với các quốc gia đang phát triển; tăng cường hỗ trợ đối với các biện pháp thích ứng, cũng như vấn đề về "tổn thất và thiệt hại".

Đối với vấn đề về "tổn thất và thiệt hại", ông Antonio Guterres cho rằng, đây đã trở thành một lĩnh vực quan trọng trong các cuộc đàm phán về khí hậu. Vấn đề này liên quan đến những thiệt hại vốn đã được gây ra bởi những sự kiện thời tiết cực đoan đang gia tăng theo cấp số nhân, mà những biện pháp để giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu, lẫn các biện pháp nhằm thích ứng với tác động của hiện tượng này đều không thể ngăn chặn được.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Straits Times & AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Thế giới đã tổn thất 2 nghìn tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt

Tờ The Guardian ngày 11/11 trích dẫn kết quả một nghiên cứu mới cho hay, thời tiết khắc nghiệt đã gây thiệt hại cho thế giới 2 nghìn tỷ USD trong thập kỷ qua. Nghiên cứu đã thực hiện phân tích 4.000 sự kiện thời tiết khắc nghiệt liên quan đến khí hậu, từ lũ quét cho đến những đợt hạn hán kéo dài.

Thế giới đã tổn thất 2 nghìn tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt
Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Return to top