Thế giới

Liên Hiệp quốc kêu gọi khoản đóng góp 23 tỷ USD để chấm dứt đại dịch trong năm nay

ClockThứ Năm, 10/02/2022 17:36
TTH.VN - Đại dịch COVID-19 có thể bị đánh bại trong năm nay nhưng chỉ khi vaccine, các phương pháp xét nghiệm và điều trị được cung cấp cho tất cả mọi người, Tổng thư ký Liên Hiệp quốc (LHQ) António Guterres hôm qua (9/2) nhấn mạnh.

Cần gấp 7,7 tỷ USD để giúp các nước nghèo sống sót trước biến thể DeltaĐã đến lúc các nước hỗ trợ nỗ lực vaccine COVID-19 toàn cầu

Tổng giám đốc WHO cảnh báo rằng đại dịch COVID-19 sẽ không thể kết thúc nếu vaccine, thuốc men không được phân phối công bằng trên toàn cầu. Ảnh: Reuters/Baotintuc

Theo LHQ, Tổng thư ký Guterres cùng nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã kêu gọi các nước đóng góp 23 tỷ USD để hỗ trợ ACT-Accelerator – một sáng kiến mang tính bước ngoặt giúp mọi người dân trên toàn cầu có thể tiếp cận những công cụ này.

Mọi người dân phải trả giá

Theo ông Guterres, “sự bất bình đẳng về vaccine là thất bại đạo đức lớn nhất của thời đại chúng ta - và mọi người dân đang phải trả giá”, nhấn mạnh sự cấp thiết phải hành động ngay bây giờ.

“Cho đến khi chúng ta có thể đảm bảo quyền tiếp cận các công cụ này, đại dịch sẽ không biến mất, và cảm giác bất an của mọi người sẽ ngày càng sâu sắc hơn”, người đứng đầu LHQ nêu rõ.

ACT-Accelerator là một sáng kiến được thành lập vào tháng 4/2020, chỉ vài tuần sau khi thế giới công bố tình trạng đại dịch, nhằm tăng tốc độ phát triển và tiếp cận với các xét nghiệm, phương pháp điều trị và vaccine ngừa COVID-19. Sáng kiến ​​chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX là một trong bốn trụ cột của chương trình, quy tụ các chính phủ, nhà khoa học, nhà từ thiện, doanh nghiệp, xã hội dân sự và các tổ chức y tế toàn cầu như Liên minh vaccine GAVI; Liên minh Đổi mới Chuẩn bị sẵn sàng Dịch bệnh (CEPI) và WHO.

Chiến dịch kêu gọi đóng góp được phát động ngày 9/2 nhằm mục đích bù đắp khoảng thiếu hụt tài chính 16 tỷ USD cho chương trình cung cấp vaccine toàn cầu và gần 7 tỷ USD cho công tác vận chuyển vaccine tại các nước được tài trợ, trong một nỗ lực nhằm chấm dứt đại dịch toàn cầu trong năm nay.

Trước đó, các lãnh đạo của ACT-Accelerator đã gửi thư cho hơn 50 quốc gia giàu có để kêu gọi tài trợ cho chương trình này.

Các nhà lãnh đạo thế giới cho biết, khoản tài trợ trên sẽ giúp hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2, phá vỡ chu kỳ của các biến thể, giảm bớt áp lực cho hệ thống y tế và các y bác sĩ, đồng thời cứu mạng người dân. Các nhà lãnh đạo thế giới cũng cảnh báo rằng với mỗi tháng trì hoãn, nền kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại gấp 4 lần số tiền đầu tư mà ACT-Accelerator cần.

Nguồn tài chính huy động được sẽ được sử dụng để mua sắm và cung cấp các dụng cụ cấp cứu và thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) cho nhân viên y tế ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Đồng thời, nguồn tài chính cũng sẽ được dùng để hỗ trợ các biện pháp khác, trong đó có việc thúc đẩy triển khai tiêm chủng, thiết lập kho dự trữ vaccine cho đại dịch gồm 600 triệu liều, mua 700 triệu bộ xét nghiệm, thuốc men điều trị cho 120 triệu bệnh nhân và đảm bảo 100% nhu cầu ôxy cho các nước thu nhập thấp.

Bất bình đẳng lộ rõ

Mặc dù đến nay, hơn 4,7 tỷ xét nghiệm COVID-19 đã được thực hiện trên toàn cầu, nhưng báo cáo của WHO cho thấy chỉ có khoảng 22 triệu xét nghiệm, chiếm tỷ lệ 0,4%, được thực hiện ở các nước thu nhập thấp. Hơn nữa, chỉ mới khoảng 10% người dân ở các quốc gia này đã được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19.

Tiến sĩ Richard Hatchett, Giám đốc điều hành CEPI cho rằng mặc dù khoa học đã liên tục được chuyển giao trong suốt quá trình diễn ra đại dịch COVID-19, nhưng thật đáng buồn là các thành tựu khoa học của thế giới vẫn chưa đạt được sự công bằng.

Kể từ khi thành lập, ACT-Accelerator đã tài trợ cho những nghiên cứu và phát triển quan trọng về vaccine, cũng như phương pháp điều trị và chẩn đoán, đồng thời cung cấp hơn một tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 thông qua cơ chế COVAX, cùng nhiều thành tựu khác.

Chương trình này có ngân sách tổng thể là 23,4 tỷ USD và các nhà tài trợ được kêu gọi đóng góp 16,8 tỷ USD. Được biết, các nhà tài trợ đã cam kết 814 triệu USD, để lại khoản thiếu hụt 16 tỷ USD. Dự kiến ​​6,5 tỷ USD còn lại sẽ do các nước thu nhập trung bình tự đóng góp.

Chia sẻ và đoàn kết

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố rằng sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron đã nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết cần đảm bảo việc phân phối công bằng vaccine, các công cụ xét nghiệm và thuốc men điều trị trên toàn cầu.

Theo ông, nếu các quốc gia có thu nhập cao hơn đóng góp một phần công bằng chi phí cho ACT-Accelerator, thì chương trình này có thể hỗ trợ các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vượt qua tình trạng tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 thấp, ít xét nghiệm và thiếu thuốc men.

“Khoa học đã cho chúng ta công cụ để chống lại COVID-19; nếu chúng được chia sẻ trên toàn cầu trong tình đoàn kết, chúng ta có thể chấm dứt đại dịch COVID-19 như một tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu trong năm nay”, Tổng giám đốc WHO khẳng định.

Tố Quyên (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm 3 nước triển khai vaccine sốt rét

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, Liberia, Benin và Sierra Leone vừa triển khai vaccine sốt rét nhằm tiêm chủng cho hàng triệu trẻ em trên khắp ba quốc gia Tây Phi này.

Thêm 3 nước triển khai vaccine sốt rét
Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
Hội đồng Bảo an LHQ: “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”

Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ về chủ đề “Vai trò của những người trẻ tuổi trong việc giải quyết các thách thức an ninh ở Địa Trung Hải” diễn ra tại Malta, các quan chức chính trị và hòa bình hàng đầu của LHQ đã nhấn mạnh vai trò then chốt của thanh niên trong việc định hình tương lai của xã hội, khẳng định sự cần thiết phải gắn kết thanh niên vào việc ra quyết định về nhiều vấn đề, từ xung đột cho đến biến đổi khí hậu.

Hội đồng Bảo an LHQ “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”
Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
Return to top