Thế giới

Lợi ích của Hàn Quốc khi tham gia CPTPP

ClockThứ Bảy, 01/02/2020 07:37
TTH.VN - Tờ Korean Times dẫn nhận định của giới chuyên gia thông tin, Hàn Quốc nên tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được thiết lập giữa 11 quốc gia nhằm giảm thiểu mức độ phụ thuộc nằng nề vào Trung Quốc, cũng như thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sản xuất bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhật Bản cam kết hỗ trợ Thái Lan hoàn thành hiệp định RCEPNhật Bản và New Zealand hướng đến mở rộng hiệp định CPTPPViệt Nam có cán cân thương mại tích cực với CPTPPCPTPP mở rộng cửa cho doanh nghiệp Việt đầu tư vào CanadaNhật Bản và Canada đánh giá cao lợi ích của hiệp định CPTPP

Hàn Quốc nên tham gia CPTPP để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Ảnh minh họa: VTV.vn

Việc này sẽ giúp loại bỏ thuế liên quan đến thương mại giữa các quốc gia tham gia ký kết hiệp định, từ đó hỗ trợ nền kinh tế lớn thứ tư châu Á  - nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu có được lợi thế cạnh tranh với những sản phẩm chất lượng, giá cả rẻ hơn trong một số thị trường nhất định. Thêm vào đó, tham gia vào CPTPP cũng giúp Hàn Quốc có tiếng nói hơn trong việc thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu như sở hữu trí tuệ...

Nhà nghiên cứu Song Yeong-kwan thuộc Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) cho biết, Hàn Quốc nên tham gia vào CPTPP nhằm đa dạng hóa đối tác thương mại – động thái làm giới hạn những lỗ hổng gây nên do sự bất ổn ở Trung Quốc. Trong đó, các quốc gia đối tác sẽ là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

“Cách hiệu quả nhất cho quốc gia để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc là tham gia vào một thỏa thuận trong đó hàng hóa trung gian được sản xuất tại các quốc gia chỉ định sẽ được công nhận là hàng dân dụng, khiến chúng đủ điều kiện để hưởng lợi ích thuế quan”.

Điều này sẽ tạo nên chuỗi giá trị toàn cầu mới ở Đông Nam Á, kết nối Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam – khu vực trọng điểm của tăng trưởng và phát triển, nơi đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc đang hướng tới ngày một nhiều.

Trong một thông tin có liên quan, cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu tập trung vào Trung Quốc khiến ngành công nghiệp bán dẫn của Hàn Quốc rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác động từ bên ngoài, với căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là một trong những nguyên nhân điển hình. Do đó, đa dạng hóa đối tác thương mại và tìm ra phương án thay thế cho hiện trạng bấp bênh, theo quan điểm của nhà nghiên cứu Song Yeong-kwan, sẽ tạo nên động lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp chip vốn chiếm đến 1/5 tổng sản lượng xuất khẩu của đất nước Hàn Quốc.

 Đan Lê (Lược dịch từ Korean Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường cán bộ nữ tham gia cấp ủy

Ngày 21/11, Đoàn công tác của Học viện Chính trị quốc gia (CTQG) Hồ Chí Minh do PGS.TS Lê Văn Chiến - Viện trưởng Viện Lãnh đạo học và Chính sách công, Học viện CTQG Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Thị ủy Hương Thủy về công tác cán bộ nữ.

Tăng cường cán bộ nữ tham gia cấp ủy
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top