Thế giới

Lượng khách nước ngoài đến Nhật Bản tăng gần 12 lần trong tháng 9/2022

ClockThứ Năm, 20/10/2022 14:38
TTH.VN - Theo dữ liệu vừa được Chính phủ Nhật Bản công bố, số lượng khách nước ngoài đến Nhật Bản trong tháng 9 vừa qua ước tính đã tăng 11,7 lần, so với cùng kỳ một năm trước đó, đạt 206.500 người.

Dỡ bỏ kiểm soát biên giới, Nhật Bản hy vọng ngành du lịch sẽ bùng nổ trở lạiNhật Bản dự kiến nối lại du lịch miễn thị thực trong tháng 10

Hành khách tại sân bay quốc tế Tokyo ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Đáng chú ý, con số này được dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới, sau khi Nhật Bản gỡ bỏ gần như tất cả các biện pháp hạn chế nhập cảnh liên quan đến COVID-19 vào đầu tháng 10 này.

Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản cho hay, đây là lần đầu tiên số lượng khách nước ngoài nhập cảnh vào Nhật Bản vượt mức 200.000 người kể từ tháng 2/2020; song, con số này cũng đã giảm 90,9% so với tháng 9/2019, trước khi đại dịch bùng phát.

Trong tháng vừa qua, khách nước ngoài đến Nhật Bản chủ yếu là doanh nhân, thực tập sinh kỹ thuật và sinh viên quốc tế. Mặc dù Chính phủ nước này đã nối lại việc tiếp nhận khách du lịch nước ngoài hồi đầu tháng 9, nhưng số lượng khách du lịch nhập cảnh với mục đích du lịch vẫn chỉ ở mức 19.013 người.

Được biết, vào ngày 11/10, Chính phủ Nhật Bản đã dỡ bỏ giới hạn lượng du khách nhập cảnh hằng ngày và lệnh cấm đối với các chuyến đi cá nhân, nhằm vực dậy lĩnh vực du lịch trong nước đang gặp khó khăn.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Koichi Wada, người đứng đầu Cơ quan Du lịch Nhật Bản cho rằng, việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế cùng với đồng yen yếu sẽ có tác động rất to lớn. Bên cạnh đó, ông cũng bày tỏ hy vọng, số lượng khách du lịch sẵn sàng để phục hồi hoàn toàn.

Tính theo quốc gia, số lượng khách nước ngoài lớn nhất nhập cảnh vào Nhật Bản là khách đến từ Hàn Quốc (32.700 người), tiếp theo là Việt Nam (30.900 người), Mỹ (18.000 người), và Trung Quốc (17.600 người).

Trong khi đó, tổng số lượng người Nhật đi ra nước ngoài trong tháng 9 vừa qua đã được ghi nhận ở mức 319.200 người. Con số này cao hơn 6,1 lần so với cùng kỳ một năm trước đó, nhưng giảm 81,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Kyodo News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản

Du lịch là ngành công nghiệp, dĩ nhiên trước hết mang lại lợi nhuận, đóng góp lớn trong ngành kinh tế của tỉnh. Song hành với đó cũng là quảng bá các di sản thiên nhiên, văn hóa, di sản của tiền nhân để lại. Đây cũng là cách quảng bá cho một vùng đất tươi đẹp, thân thiện, giàu tri thức và tiềm năng đến với cả nước và thế giới.

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản
Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia

Năm 2025, Thừa Thiên Huế được chọn để đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia. Đây là cơ hội để ngành du lịch Cố đô kết nối và tạo được dấu ấn, khai thác hết tiềm năng, lợi thế, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia
Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới

Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Thành ủy về phát triển du lịch, dịch vụ (DLDV), trọng tâm là phát triển, hoàn thiện dịch vụ, du lịch về đêm, ẩm thực Huế (viết tắt là Nghị quyết 03), nhiều sản phẩm du lịch mới trên địa bàn thành phố hình thành, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng lên đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.

Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới
Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển

Thừa Thiên Huế đang nỗ lực xây dựng và phát triển xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch. Ngành du lịch cùng các ban, ngành, đơn vị liên quan đang cố gắng tăng tốc để đạt được mục tiêu của Nghị quyết 04-NQ/TU đã được Tỉnh ủy ban hành.

Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển
Return to top