Thế giới

Lưu lượng vận tải hàng không châu Âu năm 2022 phục hồi mạnh

ClockThứ Ba, 03/01/2023 10:17
Trong năm vừa qua, các hãng hàng không và sân bay châu Âu đã đón khoảng 2 tỷ hành khách (9,3 triệu chuyến bay), so với 2,42 tỷ hành khách (11,1 triệu chuyến bay) trong năm 2019.

Hàng không dẫn đầu về tỷ lệ tăng trưởng sản lượng vận chuyểnNgành hàng không đang phục hồi

Sân bay Schiphol của Hà Lan. Nguồn: Getty Images/iStock

Theo phân tích của cơ quan kiểm soát không lưu châu Âu (Eurocontrol), lưu lượng hàng không ở châu Âu trong năm 2022 đã phục hồi 83% so với năm 2019 - thời điểm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng sức khỏe do dịch COVID-19.

Cụ thể, trong năm vừa qua, các hãng hàng không và sân bay châu Âu đã đón khoảng 2 tỷ hành khách (9,3 triệu chuyến bay), so với 2,42 tỷ hành khách (11,1 triệu chuyến bay) trong năm 2019.

Số liệu này bao gồm tất cả các chuyến khởi hành và tất cả các chuyến hạ cánh trên lãnh thổ Âu.

Eurocontrol nhấn mạnh rằng đây là kết quả rất khả quan, cho thấy ngành hàng không châu Âu đã vượt qua cơn bão.

Đối mặt với sự hoành hành của biến thể Omicron vào đầu năm 2022 và sau đó là cuộc chiến tại Ukraine nổ ra, song ngay từ thời điểm tháng 5/2022, lưu lượng bay vẫn phục hồi lên 86% so với lưu lượng bay của năm 2019 và sau đó duy trì cho đến cuối năm trong phạm vi từ 86% đến 88%.

Tuy nhiên, theo Eurocontrol, mức độ phục hồi có sự chênh lệch khá lớn giữa các quốc gia và hãng hàng không khác nhau.

Trong năm 2022, Đức chỉ lấy lại được 75% lưu lượng trước khủng hoảng, Pháp 86%, Tây Ban Nha 91% và Bồ Đào Nha 96%.

Trong khi đó, lưu lượng trong năm 2022 ở Hy Lạp đạt 101% so với 3 năm trước đó và ở Albania đạt 137%.

Theo Eurocontrol, về phía các hãng hàng không, chính các hãng giá rẻ đã nổi lên mạnh mẽ hơn sau cuộc khủng hoảng, lấy lại 85% lưu lượng bay của năm 2019, so với 75% của các hãng hàng không thông thường.

Hãng hàng không giá rẻ Ryanair của Ireland và hãng hàng không giá rẻ Volotea của Tây Ban Nha đã củng cố vị trí đầu tiên ở châu Âu khi trong năm 2022 đã thực hiện 109% số chuyến bay so với 3 năm trước đó.

Trong khi đó, các chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Pháp Air France chiếm 80% so với mức năm 2019, của hãng hàng không quốc gia Đức Lufthansa là 72%, tốt hơn một chút so với hãng hàng không quốc gia Vương quốc Anh British Airways (71%).

Eurocontrol dự báo số lượng chuyến bay trong năm 2023 ở khu vực châu Âu sẽ đạt 92% so với con số của năm 2019, tuy nhiên sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là tình trạng bay chậm giờ - một thực tế vốn đã xuất hiện từ mùa hè 2022 - trong đó, một phần nguyên nhân đến từ tình trạng thiếu hụt lao động tại các sân bay.

Sự thiết hụt này khiến cho số chuyến bay đến và đi đúng giờ trong năm 2022 lần lượt chỉ đạt 72% và 66% trên tổng số chuyến bay, thấp hơn 6 hoặc 7 điểm phần trăm so với năm 2019.

Eurocontrol lo ngại rằng sự yếu kém này gây ảnh hưởng đến việc đi lại của hành khách, do đó cũng cản trở đà phục hồi của ngành hàng không châu Âu. 

Cũng theo dự tính của cơ quan kiểm soát không lưu châu Âu, đến năm 2025, ngành hàng không châu Âu sẽ phục hồi hoàn toàn so với thời điểm trước khi diễn ra đại dịch COVID-19.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Return to top