Thế giới
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực:

Mở đường cho việc hình thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới

ClockThứ Bảy, 01/01/2022 15:06
TTH.VN - Bắt đầu vào ngày hôm nay (1/1), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực đối với 10 quốc gia thành viên đã phê chuẩn hiệp định, mở đường cho việc hình thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.

Indonesia có thể sẽ phê chuẩn hiệp định RCEP vào đầu năm 2022Hiệp định RCEP sẽ thúc đẩy phục hồi kinh tế ASEAN

Một cảng biển tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), 10 quốc gia nói trên bao gồm Australia, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, New Zealand, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam.

Tiếp đó, Ban Thư ký ASEAN cho biết trong một tuyên bố: “Hiệp định RCEP cũng sẽ có hiệu lực vào ngày 1/2/2022 đối với Hàn Quốc”.

Cũng theo Ban Thư ký ASEAN, đối với các quốc gia thành viên còn lại, hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn hiệp định RCEP của mình cho Tổng Thư ký ASEAN.

Được biết, Malaysia, Indonesia, Myanmar và Philippines là những quốc gia thành viên khác chưa phê chuẩn hiệp định này.

Hiệp định thương mại khổng lồ này chiếm 12,7 nghìn tỷ USD, hơn một phần tư thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu, và 31% dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu.

Ban Thư ký ASEAN khẳng định sẽ tiếp tục cam kết hỗ trợ tiến trình của hiệp định RCEP trong việc đảm bảo việc thực thi hiệu lực và hiệu quả, cuối cùng nhằm đóng góp vào các nỗ lực phục hồi toàn cầu hậu đại dịch COVID-19.

Trên thực tế, việc hiệp định này có hiệu lực là một bằng chứng cho thấy quyết tâm của khu vực nhằm giữ cho các thị trường mở cửa, tăng cường hội nhập kinh tế và hỗ trợ một hệ thống thương mại đa phương tự do, công bằng và dựa trên luật lệ, Ban Thư ký ASEAN nói thêm.

Bên cạnh đó, hiệp định mang lại các cam kết tiếp cận thị trường mới và những quy tắc hợp lý, hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư. Hiệp định RCEP cũng hứa hẹn đem đến những cơ hội kinh doanh và việc làm, tăng cường các chuỗi cung ứng, và thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa vào các chuỗi giá trị và trung tâm sản xuất.

15 quốc gia thành viên RCEP có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước tính ở mức 25,8 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu. Trước đó vào ngày 15/11/2020, hiệp định RCEP đã được 10 quốc gia thành viên ASEAN ký kết với các nước đối tác bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Lê Thảo (Lược dịch từ Bernama & The Edge Markets)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á - ASEAN Cup 2024
Việt Nam giành ngôi đầu bảng

Trong trận đấu ở bảng B tối 15/12 trên sân Việt Trì (Phú Thọ), dù được đánh giá cao hơn Indonesia về mọi mặt, đội tuyển Việt Nam khá vất vả mới giành trọn ba điểm nhờ sự tỏa sáng của đội trưởng Quang Hải.

Việt Nam giành ngôi đầu bảng
Return to top