Thế giới

Indonesia có thể sẽ phê chuẩn hiệp định RCEP vào đầu năm 2022

ClockThứ Sáu, 31/12/2021 19:45
TTH.VN - Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á có khả năng sẽ phê chuẩn Hiệp định Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào đầu năm 2022, Bộ trưởng Kinh tế nước này là ông Airlangga Hartarto thông tin.

Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022Hiệp định RCEP sẽ thúc đẩy phục hồi kinh tế ASEANQuốc hội Hàn Quốc phê chuẩn hiệp định thương mại RCEPRCEP sẽ mở ra “kỷ nguyên châu Á” mớiHiệp định RCEP hỗ trợ tiến trình mở cửa rộng lớn hơn của Trung QuốcAustralia và New Zealand cùng phê chuẩn Hiệp định RCEP

Indonesia có thể sẽ phê chuẩn hiệp định RCEP vào đầu năm 2022. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Vietnam+

Được biết, Hiệp định RCEP sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Các chi tiết trong RCEP đã được các nhà lãnh đạo của 15 quốc gia, chiếm gần 1/3 dân số toàn cầu và khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu nhất trí vào tháng 11/2020.

Trong nhiều tháng qua, Indonesia đã tìm kiếm sự chấp thuận của Quốc hội để phê chuẩn hiệp định.

Bộ trưởng Airlangga Hartarto cho biết thêm rằng, một ủy ban quốc hội giám sát các quy tắc thương mại đã thông qua yêu cầu phê chuẩn hiệp định của Indonesia, sắp tới sẽ có một cuộc bỏ phiếu quốc hội rộng rãi hơn vào quý đầu tiên của năm 2022.

Tổng thống Joko Widodo sẽ ký phê chuẩn sau khi Quốc hội thông qua hiệp định.

Theo đó, trong thời gian đầu thực thi hiệp định, Indonesia có thể sẽ chứng kiến thâm hụt thương mại với các nước thành viên của RCEP. Tuy nhiên, đến năm 2040, nhiều khả năng hiệp định này sẽ thúc đẩy thặng dự thương mại của Jakarta lên 979,3 triệu USD.

Theo phân tích của chính phủ, nó sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng GDP của đất nước thêm 0,07% và tăng xuất khẩu, nhập khẩu lần lượt là 5 tỷ USD và 4 tỷ USD.

Bộ trưởng Airlangga Hartarto cũng thông tin rằng xuất khẩu cao su, thép, hóa chất, thực phẩm, gỗ và sản phẩm khoáng sản của Indonesia dự kiến sẽ tăng trưởng theo thỏa thuận.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Việt Nam - Indonesia Điểm tựa Mỹ Đình
Return to top