Tính đến 6h sáng ngày 24/4 theo giờ Việt Nam, thế giới có hơn 2,7 triệu ca nhiễm COVID-19 và hơn 190.000 ca tử vong. Ảnh minh họa: AFP/Thanh Niên
Cụ thể, các nhà lãnh đạo EU đồng ý về sự cần thiết một khoản hỗ trợ lớn hơn để phục hồi sau dịch. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn nhận được trợ cấp tài chính (không phải là khoản vay) cho các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
Ủy ban châu Âu (EC) đã hướng dẫn xây dựng dự thảo đề xuất quỹ phục hồi.
Cập nhật tình hình trên toàn thế giới, tính đến 6h sáng ngày 24/4 theo giờ Việt Nam, thế giới có hơn 2,7 triệu ca nhiễm COVID-19 và hơn 190.000 ca tử vong. Top 3 quốc gia có người nhiễm COVID-19 cao nhất hiện vẫn là Mỹ, Tây Ban Nha và Italy với lần lượt là hơn 878.000 ca, hơn 213.000 ca và gần 190.000 ca nhiễm.
Quốc hội Mỹ vừa chính thức thông qua gói kích thích kinh tế mới trị giá 484 tỷ USD, trong đó mở rộng các khoản vay liên bang cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị đóng cửa do dịch COVID-19, hỗ trợ các doanh nghiệp này tiếp tục có thể trả lương cho nhân viên. Gói này cũng cung cấp kinh phí cho các bệnh viên để mở rộng quy trình xét nghiệm.
Một cuộc khảo sát ở tiểu bang New York đã tiến hành trong tuần này để xét nghiệm tìm kháng thể đối với virus SARS-CoV-2 cho thấy bằng chứng sơ bộ rằng, có nhiều người nhiễm COVID-19 hơn hơn so với số liệu ghi nhận chính thức.
Về số người có kháng thể đối với virus, xét nghiệm trên 3.000 người dân cho thấy 14% trong số những người tham gia có kháng thể này. Ở thành phố New York, nơi có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất ở Mỹ, có 21% trong tổng số 1.300 người tham gia có kháng thể chống virus.
Ở Pháp, tính đến ngày 23/4, quốc gia này đã ghi nhận thêm 514 người tử vong do dịch bệnh chỉ trong 24h qua. Mức tăng hằng ngày này đạt 2,4% - thấp hơn so với số liệu ghi nhận vào ngày 22/4 và thấp hơn nhiều so với những gì ghi nhận trong tuần trước là khoảng 4%. Hiện tổng số trường hợp tử vong ở Pháp ở mức 21.856 người và đã có hơn 216.000 người nhiễm bệnh.
Bắt đầu từ ngày 2/5, nhân viên y tế từ Romania có thể nhập cảnh vào Áo. Cộng hòa Áo sẽ triển khai các chuyến tàu đêm hàng tuần đến Romania để đưa nhân viên y tế đến nước này nhằm chung tay cứu trợ bệnh nhân trong hoàn cảnh dịch COVID-19 đang diễn tiến phức tạp.
Được biết, hệ thống điều dưỡng của Áo có rất nhiều người từ Romania, cũng như các nước láng giềng khác ở Đông Âu như Slovakia và Cộng hòa Séc.
Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha vừa tuyến bố sẽ hồi hương cho 275 du khách mắc kẹt ở nhiều hòn đảo khác nhau trên khắp Philippines cho ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Về phía Đức, Thủ tướng Angela Merkel nhận định, quyết định áp đặt các hạn chế đối với cộng đồng khi đất nước đối mặt với dịch bệnh là một trong những quyết định khó khăn nhất của bà.
Mặc dù đến nay Đức đã nới lỏng hạn chế, cho phép các trường học bắt đầu mở cửa trở lại, hàng quán đi vào tiếp tục kinh doanh, song nữ thủ tướng vẫn cảnh báo rằng mọi người không nên quá vội vàng trở lại cuộc sống bình thường. Theo đó, Thủ tướng Angela Mergel kêu gọi các nhà lập pháp và người dân Đức phải kiên nhẫn và tuân thủ mọi hướng dẫn một cách nghiêm túc để tránh thảm hỏa tiềm tàng khi nền kinh tế mở cửa quá sớm.
Đan Lê (Lược dịch từ Dw & Worldmeters)