Thế giới
NỀN KINH TẾ XANH MANG LẠI CHO ASEAN - ẤN ĐỘ

Một vùng hợp tác kinh tế biển bền vững

ClockChủ Nhật, 14/03/2021 22:18
TTH - Nền kinh tế xanh được nhận định là một vấn đề xuyên biên giới cần được chung tay giải quyết ở cả cấp khu vực và tiểu vùng để quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên đại dương và đảm bảo lợi ích cho tất cả mọi người trong khu vực. Nhận thấy tiềm năng này, các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Ấn Độ sẽ hướng đến chuyển đổi nền kinh tế đại dương truyền thống sang nền kinh tế xanh bền vững, đổi mới và toàn diện.

'Tăng cường quan hệ ASEAN-Ấn Độ trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam'ASEAN là trung tâm trong tầm nhìn Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ

Vai trò của các đại dương

Được biết, việc sử dụng các đại dương đã và đang được đa dạng hóa từ vai trò cổ điển của chúng như một phương tiện giao thông vận tải trở thành một nguồn tài nguyên kinh tế. Sự giàu có về kinh tế của các đại dương được thể hiện qua sự đa dạng đáng kinh ngạc của các nguồn sống (cá và thảm thực vật cung cấp protein cho con người, cũng như cung cấp thức ăn cho các loài khác); công nghệ sinh học biển (bao gồm dược phẩm hàng hải, phụ gia thực phẩm, nhiên liệu sinh học...); khoáng sản, cát, sản, sa khoáng; hàng hóa và dịch vụ (vận tải biển, vận tải thủy nội địa, công nghệ thông tin và truyền thông trên biển...); năng lượng không tái sinh (hydrocacbon, hydrua...) và năng lương tái tạo (năng lượng gió, sóng, thủy triều, nhiệt, năng lượng lấy từ đại dương và sinh khối).

Thêm vào đó, các đại dương cũng là chất xúc tác cho sự phát triển của một số ngành công nghiệp, cả trên đất liền và trên biển. Sự đóng góp của các dịch vụ đại dương là rất lớn đối với khu vực. Khi ước tính một cách thận trọng, giá trị của các tài sản đại dương quan trọng có giá trị đạt mức ít nhất là 24 nghìn tỷ USD với giá trị hàng hóa và dịch vụ hằng năm là 2,5 nghìn tỷ USD. Hơn nữa, các đại dương cũng được xếp vào vị thứ 7 trong số 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Trong một thông tin khác có liên quan, biển trong lành là rất quan trọng đối với cuộc sống và sinh kế con người. Do đó, việc khai thác kinh tế không kiểm soát các đại dương trong nhiều thế kỷ qua sẽ không còn có thể tiếp tục lâu dài. Điều này hoàn toàn đúng đắn bởi sự giàu có về tài nguyên mà các đại dương chứa đựng không phải là vô tận và các hoạt động khai thác tài nguyên đại dương cần phải tuân theo một mô hình phát triển bền vững trong đó công nhận vai trò trung tâm của các đại dương như “background” của mọi sự sống trên Trái đất.

Vào năm 2015, cộng đồng toàn cầu tuyên bố cam kết thực hiện 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs). Trong đó, mục tiêu thứ 14 có nội dung: Bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững. Việc hoàn thành các mục tiêu trong nội dung của Mục tiêu Phát triển bền vững số 14 sẽ đặt nền tảng cho nền kinh tế xanh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nhiệm vụ chưa được hoàn thành cần phải triển khai thực hiện để đạt được các mục tiêu chính trong chiến lược kinh tế xanh toàn diện của khu vực.

Hợp tác đóng vai trò quan trọng

Trong giai đoạn hậu COVID-19, hợp tác khu vực sẽ đóng vai trò xúc tác to lớn trong việc xây dựng một khuôn khổ kinh tế xanh toàn diện để thúc đẩy nghiên cứu, phát triển đại dương và các biện pháp chống chịu với khí hậu. Bảo vệ tài nguyên biển của địa phương là một trong những nhu cầu cấp thiết trong việc thúc đẩy du lịch bền vững. Lên kế hoạch toàn diện với quy mô khu vực về các dự án biển trong khu vực ASEAN - Ấn Độ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai hiệu quả du lịch biển và ven biển bền vững.

Nhìn lại năm 2018, cụ thể là Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 25 năm quan hệ đối tác đối thoại ASEAN - Ấn Độ diễn ra ngày 25/1/2018, lãnh đạo các nước ASEAN và Ấn Độ đã vạch ra tầm nhìn cho tương lai của Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Ấn Độ, trong đó hai bên coi hợp tác ASEAN - Ấn Độ trong lĩnh vực hàng hải là một trong những ưu tiên trọng điểm. Ấn Độ xác nhận nền kinh tế xanh như một trụ cột mới, trụ cột chính của hoạt động kinh tế của đất nước. “Nền kinh tế xanh” là một khía cạnh quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Ấn Độ.

Để tăng cường quan hệ đối tác ASEAN - Ấn Độ trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, ASEAN và Ấn Độ sẽ tham gia thảo luận để tìm ra cách thức và phương tiện thúc đẩy an ninh hàng hải, giúp thực hiện hóa tầm nhìn của Sáng kiến đại dương Ấn Độ - Thái Bình Dương...

Có thể nói, Ấn Độ và ASEAN là những đối tác lý tưởng trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự của nền kinh tế xanh. Nhằm triển khai tầm nhìn này của các nhà lãnh đạo hai bên, đồng thời ghi nhận sự xuất hiện của nền kinh tế xanh như một chủ đề trong trọng tâm chính trong diễn ngôn quốc tế về các vấn đề hàng hải, chính phủ Ấn Độ cùng các tổ chức liên quan có kế hoạch tổ chức Hội thảo ASEAN - Ấn Độ lần thứ 4 về nền kinh tế xanh vào tháng 5 hoặc tháng 6/2021 tại Ấn Độ.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Ấn Độ (MEA) đã tiến hành 3 hội thảo về nền kinh tế xanh ASEAN - Ấn Độ vào năm 2017 tại Việt Nam, năm 2018 tại New Delhi (Ấn Độ) và năm 2019 tại Bangkok (Thái Lan). Do dịch COVID-19, kỳ hội nghị thứ 4 buộc phải hoãn đến năm 2021.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Phnom Penh Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo một bài phân tích ngày 7/6 của trang Business Times, sáu nền kinh tế lớn của ASEAN đang được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng và chiến lược “Trung Quốc + 1”, và khu vực này sẵn sàng đón nhận nhiều dòng vốn FDI hơn nữa khi hội nhập vào mạng lưới toàn cầu.

ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tìm cơ hội khi thị trường khách du lịch Ấn Độ “bùng nổ”

Thị trường khách du lịch Ấn Độ đang “bùng nổ” tại Việt Nam với lượng khách tăng mạnh. Thế nhưng, Huế chưa phải là điểm đến thu hút mạnh mẽ dòng khách từ quốc gia Nam Á này. Giải quyết bài toán hút khách, cần triển khai nhiều giải pháp.

Tìm cơ hội khi thị trường khách du lịch Ấn Độ “bùng nổ”
Gia tăng nhu cầu về tài chính thân thiện với môi trường ở ASEAN

Trong bối cảnh các quy định về tính bền vững được phát triển và việc công bố thông tin được tăng cường, tài chính thân thiện với môi trường sẽ sẵn sàng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ khi các chính phủ trên khắp khu vực Đông Nam Á ngày càng tìm kiếm những giải pháp tài chính tổng hợp để mở rộng quy mô của các khoản đầu tư, theo ông Sunil Kaushal, đồng Giám đốc Bộ phận Ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư (CIB) của Ngân hàng Standard Chartered.

Gia tăng nhu cầu về tài chính thân thiện với môi trường ở ASEAN
Return to top