Thế giới

Mỹ, Ấn Độ lên kế hoạch xây 'Vành đai và con đường' tới châu Âu

ClockThứ Ba, 12/09/2023 11:29
Bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi ngày 9/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố chính quyền ông có mục tiêu thiết lập một hành lang đường sắt và hàng hải quốc tế nối Ấn Độ, Trung Đông và châu Âu.
 Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Modi tại hội nghị G20. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhà Trắng cho biết sáng kiến trên được gọi là Hành lang kinh tế Ấn Độ - Trung Đông - châu Âu (IMEC). IMEC nhằm mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế bằng cách mở rộng liên kết và hội nhập giữa châu Á, các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư và châu Âu.

Đề xuất này bao gồm hai hành lang được cho là sẽ đối trọng với sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Đó là một hành lang nối Ấn Độ bằng đường biển với Vịnh Ba Tư ở Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), và hành lang còn lại nối Vịnh Ba Tư từ UAE bằng đường bộ qua Saudi Arabia, Jordan và Israel, sau đó bằng đường biển tới Hy Lạp.

Tổng Giám đốc hãng phân tích Infoline Analytics, ông Mikhail Burmistrov đánh giá hiện tại, dự án kinh tế này dường như được thúc đẩy bởi các mục tiêu chính trị nhiều hơn. Đặc biệt là vì việc xây dựng IMEC sẽ đòi hỏi nguồn đầu tư lớn vào phát triển cơ sở hạ tầng mới. Ông Burmistrov nói với tờ Vedomosti của Nga: “Ngay cả khi không tính đến các rủi ro địa chính trị, cơ sở hạ tầng sẽ mất nhiều năm để xây dựng; riêng công việc thiết kế cũng mất ít nhất hai năm”.

Hơn nữa, theo nhà nghiên cứu Gleb Makarevich tại Trung tâm Khu vực Ấn Độ Dương thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, lợi ích của IMEC đối với các nước tham gia là không rõ ràng vì họ đang sử dụng Kênh đào Suez và nhìn chung sẽ thuận tiện hơn khi hoạt động qua các kênh hàng hải. 

Các nước châu Phi, như Zambia và Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), đang cố gắng theo đuổi chính sách đối ngoại đa định hướng, nên có thể quan tâm đến việc tham gia vào dự án IMEC do Mỹ dẫn đầu.

Ông Andrey Maslov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Phi tại Trường Kinh tế Cao cấp (Đại học HSE), đánh giá vị thế của Mỹ ở Đông Phi rất yếu. Do đó, Washington sẽ cố gắng cạnh tranh với sức ảnh hưởng của Bắc Kinh tại khu vực này, trong đó có cả việc hợp tác với Ấn Độ.

Dù vậy, chuyên gia Maslov cho rằng triển vọng về Hành lang châu Phi trong khuôn khổ dự án IMEC vẫn ảm đạm, vì vấn đề chênh lệch rõ rệt trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực.

Theo Báo Tin tức (Theo TASS)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những con đường từ sức dân

Từ năm 2020 đến nay, người dân TX. Hương Trà đã hiến hơn 150 ngàn m2 đất để mở rộng gần 120km đường giao thông, ngõ xóm. Những con đường được xây dựng bằng sức dân đã và đang phát huy hiệu trong góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cộng đồng.

Những con đường từ sức dân
2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái
Return to top