Thế giới

Mỹ cam kết giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ASEAN

ClockThứ Tư, 24/08/2022 10:30
Trong giai đoạn 2022-2023, Mỹ đã hứa cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên ASEAN, đặc biệt là về kinh doanh trực tuyến, nâng cao kỹ năng lao động, tiêu chuẩn môi trường và các dự án khác.

Ủy ban ASEAN tại Washington DC tổ chức Ngày gia đình ASEANỦng hộ “kỷ nguyên mới” trong quan hệ ASEAN – Mỹ

Ảnh minh họa. (Nguồn: asean.usmission.gov)

Ngày 23/8, Cục trưởng Cục đàm phán thương mại (DNT) thuộc Bộ Thương mại Thái Lan, bà Oramon Sapthaweetham, cho hay Mỹ đã cam kết giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của Thái Lan nói riêng và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nói chung tìm lại chỗ đứng sau đại dịch COVID-19.

Theo bà Oramon, Washington đã cam kết cung cấp khoản viện trợ theo Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư ASEAN-Mỹ (TIFA) được ký năm ngoái. Bà nói: “Trong giai đoạn 2022-2023, Mỹ đã hứa cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên ASEAN, đặc biệt là về kinh doanh trực tuyến, nâng cao kỹ năng lao động, tiêu chuẩn môi trường và các dự án khác tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế”.

Cũng theo người đứng đầu DNT, Mỹ sẽ tập trung vào việc giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chịu tác động từ COVID-19. Viện trợ sẽ được đưa ra dưới dạng nâng cấp cho Học viện SME ASEAN để đào tạo và hỗ trợ các nhà điều hành.

Trong khuôn khổ TIFA ASEAN-Mỹ, các nước ASEAN đã nhất trí thúc đẩy mạng hải quan điện tử “một điểm” kết nối với phía Mỹ để hoạt động hải quan quốc tế thông suốt. Các thành viên ASEAN cũng nhất trí tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ sở hữu trí tuệ, quyền lao động và các tiêu chuẩn môi trường để tạo dựng quan hệ đối tác thương mại lâu dài với Mỹ.

DTN cũng đang chuẩn bị cho các cuộc đàm phán Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Canada (ACAFTA) từ ngày 29/8 đến ngày 1/9, bằng cách tổng hợp các điểm trong chương trình nghị sự từ 16 cuộc họp trước đó trước khi đạt được thỏa thuận cuối cùng.

ACAFTA dự kiến sẽ tuân theo Khuôn khổ thương mại và đầu tư ASEAN-Canada giai đoạn 2021-2025, với trọng tâm là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững ở cả 2 khu vực trong thời kỳ hậu COVID-19 thông qua hợp tác kỹ thuật, thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số và trao đổi kiến thức trong thương mại, dịch vụ, lao động và quản lý môi trường./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai

Ngoài nâng cao chế độ lương, thưởng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã quan tâm hơn đến việc cải thiện môi trường làm việc và xây dựng các công trình phúc lợi giúp người lao động (NLĐ) yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài với DN.

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN:
Để không có vùng trắng tín dụng

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung sẽ góp phần nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là người yếu thế.

Để không có vùng trắng tín dụng
Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp (DN) muốn tham gia sâu vào thị trường quốc tế phải có tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon được hiểu là chứng nhận để giao dịch thương mại và đổi quyền được phát thải khí nhà kính.

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp
Return to top