Thế giới

Mỹ cảnh báo nguy cơ dịch bệnh hiếm tương tự bại liệt quay trở lại

ClockThứ Năm, 06/08/2020 15:21
TTH.VN - Một chứng bệnh thần kinh hiếm gặp khiến các bệnh nhân, chủ yếu là trẻ nhỏ, bị liệt tương tự như bệnh bại liệt và quay trở lại một cách bí ẩn cứ sau 2 năm có khả năng bùng phát trong thời gian tới ở Mỹ, cơ quan y tế nước này đưa ra cảnh báo, giữa lúc đại dịch COVID-19 vẫn chưa suy giảm.

Ấn Độ đánh dấu 5 năm thoát khỏi bệnh bại liệtTrận địa cuối cùng trong cuộc chiến chống bại liệt toàn cầuMalaysia sẽ tiêm chủng cho du khách nước ngoài để ngăn chặn bại liệt

Bệnh viêm tủy sống mềm cấp tính (AFM) có thể khiến trẻ bị tê liệt vĩnh viễn. ẢNh minh họa: Getty Image

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) dự báo rằng “năm 2020 sẽ là một năm cao điểm đối với các ca mắc bệnh viêm tủy sống mềm cấp tính (AFM)”. Căn bệnh có khả năng gây ra bởi một loại virus có thể dẫn đến tê liệt vĩnh viễn và các biến chứng đe dọa tính mạng do suy hô hấp, CDC cho biết.

Theo Giám đốc CDC Robert Redfield, "AFM là một cấp cứu y tế cần được chăm sóc và theo dõi ngay lập tức, vì tình trạng này có thể tiến triển nhanh đến suy hô hấp". Ông cũng cảnh báo các bậc cha mẹ không nên ngần ngại cho con nhập viện ngay lập tức nếu có triệu chứng mắc AFM, mặc dù đại dịch COVID-19 đang gây ra nhiều lo ngại về sự lây nhiễm.

Được biết, hầu hết các bệnh nhân mắc AFM sẽ bị yếu tay hoặc chân đột ngột, do bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh, đặc biệt là khu vực tủy sống.

Kể từ năm 2014 đến nay, cứ mỗi 2 năm, AFM lại bùng phát một lần từ tháng 8 đến tháng 11. Năm 2018, có 238 trường hợp mắc AFM được ghi nhận ở Mỹ, với độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 5 tuổi.

Giới y khoa thừa nhận rằng các bác sĩ vẫn khá bất lực trong việc điều trị căn bệnh này, khi nó có thể gây tê liệt trong vài giờ hoặc vài ngày và không có phát đồ điều trị. Và "thật không may, nhiều trẻ em bị AFM sẽ bị khuyết tật vĩnh viễn", ông Thomas Clark, phó giám đốc nhi khoa và CDC về các bệnh do virus nói. Theo ông, điều thực sự quan trọng là trẻ nhỏ cần được phục hồi chức năng như liệu pháp vật lý tích cực và trị liệu.

Reuters cho biết, các nhà chức trách đang liên hệ lại với các gia đình có trẻ em mắc AFM vào năm 2018 để tìm hiểu căn bệnh đã tiến triển như thế nào cũng như chi tiết về tình trạng tê liệt hiện tại của chúng.

Theo một nghiên cứu về các ca bệnh năm 2018, các dấu hiệu cảnh báo AFM sớm bao gồm sốt và các triệu chứng về hô hấp, và sau 6 ngày có thể dẫn đến tính trạng yếu tay và chân, kèm theo những khó khăn về đi lại, đau cổ, lưng và đau chân tay.

Ngoài tê liệt vĩnh viễn, AFM cũng có thể gây ra các biến chứng hô hấp nghiêm trọng, khiến gần 1/4 bệnh nhân cần phải thở máy.

Hiện tại, Enterovirus là được cho là “nghi phạm chính” cho nguyên nhân của AFM, đặc biệt là enterovirus-D68, được tìm thấy ở khoảng 30 bệnh nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia CDC cho biết vẫn không thể loại trừ sự liên quan của các loại virus khác ở căn bệnh này.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top