ClockThứ Hai, 07/01/2019 06:52

Trận địa cuối cùng trong cuộc chiến chống bại liệt toàn cầu

TTH.VN - Cách đây gần 30 năm, virus bại liệt hoang dã đã làm tê liệt hơn 350.000 trẻ em tại hơn 125 quốc gia mỗi năm. Ngày nay, virus này đã bị đánh bại khi có chưa đến 30 trường hợp nhiễm bệnh được báo cáo trong năm 2018 chỉ ở 2 quốc gia là Afghanistan và Pakistan. Có thể nói, thế giới đang đứng trên đỉnh của một thành công trong y tế công cộng chưa từng có: loại trừ bệnh bại liệt toàn cầu lần thứ hai trong lịch sử.

Bệnh bại liệt tái xuất hiện ở Papua New Guinea sau 18 nămPhilippines: tỷ lệ tiêm phòng giảm mạnh sau vụ bê bối vaccine sốt xuất huyết DengvaxiaWHO nỗ lực tiêm chủng ngăn chặn bại liệt cho trẻ em tại SyriaSyria xác nhận ca bại liệt đầu tiên trong 3 nămUNICEF: Nigeria bắt đầu tiêm chủng bại liệt khẩn cấpTìm thấy virus bại liệt trong nước thải, Ấn Độ gấp rút tiêm phòng cho 300.000 trẻ em

Một tình nguyện viên cho một đứa trẻ uống vaccine ngừa bại liệt ngay trên đường phố ở Afghanistan. Ảnh: WHO

Theo WHO, tổ chức này và các đối tác trong dự án “Sáng kiến ​​xóa sổ bại liệt toàn cầu” cam kết sẽ hỗ trợ đầy đủ cho Chính phủ Afghanistan và Pakistan để giải quyết bệnh bại liệt và loại bỏ căn bệnh suy nhược này mãi mãi.

Để đạt được mục tiêu xoá sổ bệnh bại liệt đòi hỏi việc chủng ngừa phải được thực hiện tốt ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới, nhằm ngăn chặn sự lây truyền của loại virus cực kỳ dễ lây lan này. Thật không may, nhiều trẻ em vẫn đang bỏ lỡ các mũi tiêm chủng vì nhiều lý do khác nhau như: thiếu cơ sở hạ tầng, địa điểm xa xôi hẻo lãnh, xung đột, mất an ninh và kháng vaccine.

Mục tiêu của các nhóm y tế ở Afghanistan và Pakistan rất rõ ràng: tìm và tiêm vaccine cho mọi trẻ em trước khi virus lan đến trẻ em, và họ đã đạt được những tiến bộ to lớn. Hai mươi năm trước, căn bệnh này đã làm tê liệt hơn 30.000 trẻ em trên khắp Pakistan, nhưng trong năm 2018, chỉ có 8 trường hợp được ghi nhận từ một vài quận trên cả nước.

Theo đánh giá của WHO, việc loại bỏ bệnh bại liệt được coi như một nỗ lực sống còn. Do virus có khả năng lây nhiễm rất cao, việc không xoá sổ được bệnh bại liệt ở những trận địa cuối cùng còn lại hiện nay có thể dẫn đến sự hồi sinh của căn bệnh này, với khoảng 200.000 ca mắc mới trên toàn thế giới mỗi năm, trong vòng 10 năm. Đó là lý do tại sao Chính phủ Pakistan và Afghanistan đã huy động nỗ lực của mọi thành phần xã hội để mỗi người dân đều được tiêm chủng, nhằm loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này.

WHO và các đối tác cam kết sẽ giúp 2 quốc gia đạt được thành công này. Ngày 1/1 vừa qua, Tổng Giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus đã tiếp quản chức Chủ tịch Ban Giám sát bệnh bại liệt, hướng dẫn và giám sát Sáng kiến ​​Xóa bỏ Bệnh bại liệt Toàn cầu, động thái được xem như một dấu hiệu rõ ràng cho thấy việc loại bỏ căn bệnh này là ưu tiên hàng đầu của tổ chức. 

Mọi thứ đều đang đi đúng hướng để đạt được thành công. Một Pakistan và Afghanistan không có bệnh bại liệt có nghĩa là một thế giới không có bệnh bại liệt. Một nghiên cứu cho thấy, việc loại trừ bệnh bại liệt sẽ giúp tiết kiệm ít nhất 40-50 tỷ USD, chủ yếu ở các nước thu nhập thấp. Và những lợi ích nhân đạo sẽ được duy trì cho các thế hệ tương lai: không một đứa trẻ nào lại bị ảnh hưởng bởi căn bệnh khủng khiếp này.

Tố Quyên (Lược dịch từ WHO)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top