Thế giới

Mỹ đặt mục tiêu tăng cường quan hệ kinh tế ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

ClockThứ Bảy, 08/01/2022 08:18
TTH.VN - Mỹ cần đẩy mạnh “cuộc chơi của mình” về sự hiện diện kinh tế ở châu Á, điều phối viên khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Nhà Trắng Kurt Campbell cho biết. Ông gọi cách tiếp cận này là nhân tố xác định chính sách của Mỹ ở khu vực trong năm tới.

Nhật Bản coi trọng vai trò của Mỹ và EU với sự ổn định ở châu ÁMỹ và Singapore hợp tác trong những lĩnh vực mớiTổng thống Mỹ có cuộc gặp nhanh người đồng cấp Pháp bên lề hội nghị G7Quan hệ Mỹ-Mexico đạt đến tầm cao mớiHàn Quốc, Mỹ thống nhất sửa đổi hiệp định thương mại tự do song phương

Mỹ đặt mục tiêu tăng cường quan hệ kinh tế ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ảnh minh họa: Bahamsship.com/TTXVN/Vietnam+

Theo đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận định rằng Mỹ cần công cụ để định hình những đóng góp trong tiến trình thúc đẩy các hoạt động kinh tế và thương mại ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Điều phối viên Kurt Campbell cũng khẳng định thêm rằng Mỹ phải vượt ra ngoài thương mại truyền thống, tham gia vào tiến trình phát triển hợp tác kỹ thuật số, thiết lập tiêu chuẩn công nghệ...

“Chúng tôi phải nói rõ rằng Mỹ không chỉ tham gia sâu về mặt ngoại giao, quân sự một cách toàn diện và có chiến lược, mà Mỹ còn có cách tiếp cận cởi mở, gắn bó, lạc quan đối với các hợp tác về thương mại, đầu tư ở khu vực Ấn Độ Dương. Tôi nghĩ, chúng tôi hiểu rõ rằng đối với chính quyền Biden, năm 2022 sẽ là năm tập trung về các cam kết toàn diện đối với toàn khu vực”, Điều phối viên Kurt Campbell khẳng định.

Trong một diễn biến có liên quan, tháng 10/2021, Tổng thống Joe Biden tuyên bố với các nhà lãnh đạo châu Á rằng Washington sẽ khởi động các đàm phán về việc tạo ra một khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Đối với kế hoạch tăng cường sự hiện diện ở khu vực, ông Campbell khẳng định Mỹ tiếp cận khu vực mà hoàn toàn không có mục đích tìm kiếm “sự thống trị”.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top