Thế giới

Mỹ đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch cứu trợ 1.900 tỷ USD

ClockThứ Tư, 17/03/2021 17:56
Ngay sau khi được Quốc hội thông qua thì Tổng thống Joe Biden đã ký ban hành gói cứu trợ khổng lồ này, còn được biết đến với tên gọi “Kế hoạch giải cứu nước Mỹ” và đây được coi là thắng lợi lớn đầu tiên của chính quyền Biden.

Ngoại trưởng Mỹ thăm Nhật-Hàn, nhấn mạnh mối quan hệ ba bênNew York tưởng niệm hơn 30.000 nạn nhân đã tử vong do COVID-19Mỹ: Số lượng hành khách hàng không tăng mạnh kể từ tháng 3/2020Mỹ và các đồng minh khởi động kế hoạch vaccine COVID-19Quốc hội Mỹ thông qua gói cứu trợ Covid-19 trị giá 1.900 tỷ USD

Tổng thống Joe Biden. Ảnh: Getty

Gói cứu trợ này bao gồm 400 tỉ USD hỗ trợ trực tiếp 1.400 USD cho hầu hết người Mỹ; viện trợ 350 tỷ USD cho chính quyền các bang và địa phương, hỗ trợ những người thất nghiệp, mở rộng chăm sóc y tế công cộng và tăng thêm quỹ dành cho kế hoạch tiêm vaccine ngừa Covid-19 hiện đang được đẩy nhanh trên toàn nước Mỹ. Ngoài ra, gói cứu trợ này cũng bao gồm kinh phí hỗ trợ thuê nhà khẩn cấp cho người dân, mở cửa lại trường học và thanh toán tiền lương hưu.

Tổng thống Biden ký ban hành ngày 11/3 thì gói cứu trợ này đã ngay lập tức được thực hiện với ưu tiên đầu tiên là khoản tiền hỗ trợ trực tiếp cho người dân. Một số người dân Mỹ đã nhận được 1.400 USD tiền hỗ trợ trong cuối tuần qua và những người còn lại sẽ tiếp tục được nhận khoản tiền này trong thời gian tới. Khoản tiền hỗ trợ thất nghiệp 300 USD/mỗi tuần hiện đang được thực hiện từ nay cho tới đầu tháng 9 và các mục khác cũng đang bắt đầu được triển khai thực hiện. Tổng thống Biden, phó Tổng thống Kamala Harris và một loạt các thành viên nội các hiện đang tiến hành nhiều chuyến thăm ở các bang để tuyên truyền về gói cứu trợ này và giúp người dân cũng như các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các lợi ích mà mình được hưởng.   

Tiêu chí chi trả tiền hỗ trợ

Theo gói cứu trợ này, về cơ bản, hầu hết mỗi người trong tổng số 85% người dân Mỹ sẽ được nhận 1.400 USD và mỗi một người phụ thuộc trong gia đình cũng sẽ được nhận 1.400 USD. Điều đó có nghĩa mỗi hộ gia đình gồm 4 người có thu nhập khoảng 150.000 USD/năm sẽ nhận 5.600 USD.

Khác với hai khoản cứu trợ đầu tiên vốn chỉ giới hạn cho người dưới 17 tuổi, tiền cứu trợ đợt này được gửi đến tất cả những người phụ thuộc đủ điều kiện nhận, gồm sinh viên, người trưởng thành bị tàn tật, các bậc cha mẹ và ông bà. Gần 160 triệu hộ gia đình ở Mỹ sẽ nhận tổng cộng khoảng 400 tỉ USD tiền hỗ trợ, với số tiền gửi trực tiếp 1.400 USD/người, giúp ích cho các cá nhân có thu nhập 75.000 USD/năm hoặc các cặp đôi có thu nhập 150.000 USD/năm. Những người có thu nhập cao hơn mức 80.000 USD/người hoặc 160.000 USD/cặp đôi - sẽ không được nhân hỗ trợ.

Ngoài ra,gói cứ trợ này cũng hỗ trợ tín dụng thuế trẻ em thành một khoản thu nhập đảm bảo hàng tháng cho các bậc cha mẹ có thu nhập thấp hơn và trung bình. Theo chương trình này, hàng triệu gia đình sẽ nhận được 300 USD bắt đầu từ tháng Bảy. Mỗi gia đình sẽ nhận tới 3.600 USD một năm nếu có con dưới sáu tuổi và 3.000 USD một năm cho những người có con từ 6 đến 17 tuổi. Chi phiếu sẽ được gửi hàng tháng và sẽ được loại bỏ dần cho các bậc cha mẹ đơn thân kiếm được trên 75.000 USD và các cặp vợ chồng kiếm được trên 150.000 USD.

Kỳ vọng thúc đẩy kinh tế Mỹ và toàn cầu

Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, gần một nửa người dân Mỹ hiện vẫn đang phải trải qua những khó khăn về tài chính sau một năm dịch bệnh bùng phát khiến nền kinh tế phải đóng cửa và hàng triệu người thất nghiệp. Bộ phận Dịch vụ các nhà đầu tư của Moody thì cho rằng gói cứu trợ này có thể sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm nay với dự báo khoảng 4,7% và 5% trong năm tiếp theo.

Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế thì cho rằng gói cứu trợ này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cả tăng trưởng kinh tế của Mỹ và đà phục hồi của kinh tế toàn cầu. Theo ước tính sơ bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, khoản hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, gia hạn trợ cấp thất nghiệp và chi tiền trực tiếp đến 1.400 USD cho nhiều người Mỹ sẽ giúp Tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ tăng 5-6% trong ba năm tới. Theo người phát ngôn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Gerry Rice, nhu cầu tại Mỹ tăng sẽ giúp các nước khác xuất khẩu được nhiều hàng hóa sang Mỹ hơn và khả năng tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu là đáng kể.

Theo cuộc khảo sát tháng mới nhất do Bloomberg thực hiện, tốc độ tăng trưởng trong quý 1/2021 của kinh tế Mỹ sẽ đạt 4,8%, gấp đôi so với dự đoán của những nhà kinh tế dự báo hai tháng trước. Trong cả năm, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dự kiến sẽ tăng 5,5%, mức cao nhất kể từ năm 1984 và cao hơn so với ước tính của tháng Một là 4,1%.

Theo ông Stephen Stanley, nhà kinh tế trưởng của Amherst Pierpont Securities, khoản tiền trợ cấp trị giá 1.400 USD cho người dân Mỹ, cùng với các khoản trợ cấp thất nghiệp bổ sung và tốc độ tiêm chủng được thúc đẩy nhanh chóng sẽ giúp duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế trong suốt cả năm. Việc nới lỏng các hạn chế giãn cách xã hội cũng như tăng cường tiêm chủng sẽ kích thích chi tiêu của người tiêu dùng và đây chính là động lực kinh tế quan trọng trong năm nay.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top