Thế giới

Mỹ kêu gọi nỗ lực hơn nữa để đạt mục tiêu tiêm chủng toàn cầu

ClockThứ Ba, 15/02/2022 14:19
TTH.VN - Hãng Thông tấn Kyodo News ngày hôm nay (15/2) đưa tin, Mỹ vừa lên tiếng kêu gọi các quốc gia tăng cường nỗ lực để kiểm soát đại dịch COVID-19 trong năm 2022; đồng thời nhấn mạnh rằng, các hành động hiện tại là chưa đủ để đạt được mục tiêu tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho 70% dân số toàn cầu đến tháng 9/2022.

Nhiều nước dần dỡ bỏ các biện pháp chống dịchThái Lan viện trợ vaccine ngừa COVID-19 cho Việt Nam và 5 nước khác

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu trong một cuộc họp báo. Ảnh minh họa: Reuters/TTXVN

Trong khi lưu ý biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm cao đang suy giảm ở nhiều nơi, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho hay: "Tất cả chúng ta đều biết thực tế rằng đại dịch còn lâu mới kết thúc".

Phát biểu của ông Antony Blinken được đưa ra trong một cuộc họp cấp Bộ trưởng về đại dịch COVID-19, vừa được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

"Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra mục tiêu tiêm chủng cho 70% người dân tại tất cả các quốc gia với mọi mức thu nhập đến tháng 9 năm nay. Với tốc độ mà chúng ta đang đạt được, chúng ta đang ở dưới mức mục tiêu", nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói thêm.

Bên cạnh đó, ông Antony Blinken cũng tuyên bố khởi động kế hoạch hành động toàn cầu về COVID-19, nhằm giải quyết "những rào cản lớn nhất" còn tồn tại trong cuộc chiến để chấm dứt đại dịch, bao gồm nhiều nỗ lực hơn để triển khai tiêm vaccine cho người dân một cách nhanh chóng, tăng cường các chuỗi cung ứng vaccine, cũng như các nguồn cung cấp chính khác, đồng thời giải quyết những thông tin sai lệch về sự an toàn của vaccine.

Trong một động thái liên quan, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi, người cũng tham dự cuộc họp trực tuyến nói trên đã nhấn mạnh những đóng góp của Nhật Bản để đảm bảo vaccine được chuyển đến các địa điểm tiêm chủng địa phương, chẳng hạn như thông qua việc cung cấp xe tải lạnh, và những thiết bị dây chuyền lạnh khác.

Theo Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, WHO hồi tháng trước đã đưa ra cảnh báo, gần 90 quốc gia đang không trên đà đạt được mục tiêu tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho 70% dân số. "Điều đó có nghĩa là hàng tỷ người vẫn tiếp tục dễ bị tổn thương bởi COVID-19, và thế giới vẫn tiếp tục dễ bị tổn thương trước các biến thể mới, thậm chí có thể gây nguy hiểm và có khả năng lây nhiễm cao hơn so với những biến thể mà chúng ta đã chứng kiến cho đến nay", nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nhận định.

Cũng tại cuộc họp trực tuyến do Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chủ trì, Hàn Quốc đã đưa ra cam kết nỗ lực để hỗ trợ hoạt động tiêm chủng ở các quốc gia đang phát triển trong khu vực châu Á.

Cụ thể, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày hôm nay (15/2) tuyên bố, Hàn Quốc đã tái khẳng định cam kết đối với sự hỗ trợ vaccine toàn diện cho các quốc gia đang phát triển ở khu vực châu Á. Trong đó, Thứ trưởng Ngoại giao thứ 2 của Hàn Quốc, ông Choi Jong-moon đã đưa ra thông điệp cho biết, Hàn Quốc sẽ cung cấp một "gói hỗ trợ", bao gồm các nguồn cung cấp vaccine, dây chuyền lạnh, hậu cần lưu trữ, để giúp cải thiện cơ sở hạ tầng chăm sóc y tế ở những quốc gia này.

Ngoài ra, Seoul cũng có kế hoạch làm việc với WHO để đào tạo nhân viên y tế địa phương về các chương trình liên quan.

Được biết, các nhà ngoại giao hàng đầu và các đại diện cấp cao khác đến từ 16 quốc gia và những tổ chức quốc tế khác đã tham dự cuộc họp, nhằm vạch ra những hành động cấp bách mà cộng đồng toàn cầu cần có để tiêm chủng cho 70% dân số thế giới vào giữa năm nay. Các cuộc thảo luận này được cho là ​​sẽ giúp đặt nền móng cho cuộc họp tiếp theo của các nhà lãnh đạo về đại dịch COVID-19, một sự kiện mà Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ triệu tập vào mùa Xuân.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Kyodo News & Yonhap News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Return to top