Thế giới

Mỹ nên tập hợp G7, NATO và các đồng minh khác để đối phó với COVID-19

ClockChủ Nhật, 22/03/2020 15:24
TTH.VN - Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp trên toàn thế giới, hiện một cú sốc lớn đang diễn ra khi “các cường quốc trên thế giới đang có cuộc đấu tranh gay cấn trong kỷ nguyên của đại dịch COVID-19”.

Mỹ-Canada-Mexico đạt thỏa thuận ngăn chặn sự lây lan dịch COVID-19Pháp đặt hàng 250 triệu khẩu trang y tế vì COVID-19Các nước cam kết ký RCEP vào cuối năm theo kế hoạch bất chấp COVID-19Bác sĩ Vũ Hán (Trung Quốc) cảnh báo về các ca Covid-19 “khỏi bệnh giả”WHO: Ít nhất 20 vắcxin ngừa corona đang được phát triển

Các nước cần nhanh chóng triển khai hành động đối phó với COVID-19. Ảnh minh họa: VietnamNet

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, vốn vài ngày trước dường như đã đứng trước sự bế tắc khi căn bệnh lây nhiễm đã cướp đi hàng ngàn mạng sống của người dân nước này. Tuy nhiên, hiện Trung Quốc và chính quyền của Chủ tịch Tập đã lật ngược tình thế, xoay chuyển cục diện khủng hoảng với nhiều tín hiệu đáng mừng trong cuộc chiến đối phó với dịch bệnh. Đương nhiên, Trung Quốc vẫn đang chịu những ảnh hưởng kinh tế nặng nề nhất gây nên do đại dịch kể từ Cuộc cách mạng văn hóa giai đoạn 1966-1976 với rất nhiều cú sốc đánh vào tăng trưởng kinh tế quốc gia, sản xuất công nghiệp cũng như vai trò của Trung Quốc trên trường quốc tế...

Có thể nói, hiện ổ dịch COVID-19 đã hướng sang phương Tây, đặc biệt là châu Âu, khi Italy trong tuần này đã vượt qua Trung Quốc về số ca tử vong do COVID-19. Không dừng lại ở đó, tại Mỹ, đại dịch cũng xuất hiện và lây lan đến 50 bang, ngay lập tức khiến nền kinh tế nước này bị chấn động mạnh, nhiều khả năng sự tàn phá của đại dịch có thể gợi nhớ và thậm chí là gây nên hậu quả nặng nề hơn cuộc khủng hoảng tài chính lịch sử hồi năm 2008 – 2009.

Tại thời điểm này, điều tiên quyết mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần thiết phải triển khai thực hiện là thức tỉnh trước những nguy cơ địa chính trị gây nên bởi dịch COVID-19.

Vậy làm thế nào để các nhà hoạch định chính sách Mỹ tránh tối đa khả năng xuất hiện của khủng hoảng, tờ CNBC dẫn lời các chuyên gia cho rằng, với tư cách là chủ tịch đương nhiệm của khối G7, Mỹ có thể tính toán đến phương án triệu tập một liên minh chống lại COVID-19, trong đó sẽ tập hợp 7 nền dân chủ công nghiệp hàng đầu, Liên minh châu Âu, NATO và quan trọng nhất có thể là sự tham gia của khối G20 để đối phó với kẻ thù chung là đại dịch nguy hiểm này.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top