Thế giới

Mỹ nhấn mạnh cam kết hợp tác với khu vực châu Á – Thái Bình Dương

ClockThứ Tư, 06/11/2019 14:37
TTH - Mặc dù không tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP), song Mỹ vẫn nhấn mạnh cam kết thương mại tự do với khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậuNước Mỹ một năm trước thềm bầu cử tổng thống 2020

Mỹ nhấn mạnh cam kết hợp tác với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Vietnamplus

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Mỹ cam kết thúc đẩy thương mại tự do, công bằng và đôi bên cùng có lợi với châu Á – Thái Bình Dương bằng cách mở cửa thị trường, loại bỏ các hoạt động thương mại không công bằng và triển khai các hình thức phát triển công bằng hơn cho doanh nghiệp, cũng như người lao động Mỹ”.

Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao nước này cũng công bố bản báo cáo kế hoạch dài 30 trang về việc thực hiện chiến lược châu Á – Thái Bình Dương.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dẫn nhận định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng tăng cường sự hiện diện của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu của chính quyền nước này.

Vị lãnh đạo nói thêm: “Vào tháng 11/2017, Tổng thống Donald Trump cho biết: Chúng tôi là bạn, đối tác và cũng là đồng minh với châu Á – Thái Bình Dương trong thời gian dài và mối quan hệ này sẽ mãi như vậy trong thời gian tới”.

Được biết, tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ có nhiều điểm tương đồng với chính sách Miền Nam mới của Hàn Quốc – chính sách có mục tiêu nhằm chủ yếu thúc đẩy quan hệ chiến lược với các quốc gia Đông Nam Á, cùng lúc mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp địa phương hoạt động tại thị trường này.

Trong bối cảnh tội phạm mạng được xem là một trong những mối đe dọa xuyên quốc gia cấp bách và nguy hiểm nhất, Mỹ cũng đang tăng cường hỗ trợ cho đối tác châu Á – Thái Bình Dương để bảo vệ mạng lưới khu vực, chống lại các hoạt động mạng nguy hiểm...

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Yonhap)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Ngày 19/11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định trong 6 giờ qua (từ 23 giờ ngày 18/11 đến 5 giờ ngày 19/11) đã có mưa vừa, mưa to như: Bạch Mã 131,4mm, A Lưới 116,8mm (Thừa Thiên Huế); Trà Leng 110,2mm, Trà Dơn 76mm (Quảng Nam); Trà Thanh 66,4mm (Quảng Ngãi); Bồng Sơn 53,1mm (Bình Định)...

Ngày 19 11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định
Return to top