Thế giới

Mỹ nhấn mạnh vai trò của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân

ClockThứ Bảy, 02/07/2022 15:15
Ngoại trưởng Blinke cho biết NPT đã bắt đầu được ký cách đây 54 năm trước, cung cấp nền tảng chủ yếu cho những nỗ lực quốc tế nhằm ngăn chặn mối đe dọa đang hiện hữu.

Mỹ vẫn cam kết sẽ đối thoại với Triều Tiên về phi hạt nhân hóaNhật Bản hối thúc Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân với Triều TiênLãnh đạo Kim Jong-un gửi thư chúc sức khỏe ông Donald TrumpMỹ khẳng định cam kết lâu dài với ASEANHội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều có khả năng diễn ra trước tháng 11

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Mỹ đã tái khẳng định cam kết tham gia Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Ngoại trưởng Blinke cho biết NPT đã bắt đầu được ký cách đây 54 năm trước, cung cấp nền tảng chủ yếu cho những nỗ lực quốc tế nhằm ngăn chặn mối đe dọa đang hiện hữu.

Ông nêu rõ khi hội nghị đánh giá NPT lần thứ 10 được tổ chức trong tháng tới, Mỹ sẽ nhấn mạnh vai trò lâu dài của hiệp ước trong việc giảm thiểu những mối nguy đe dọa toàn cầu.

Quan chức Washington khẳng định: "Bằng cách thúc đẩy kiểm soát vũ khí, bảo đảm những hoạt động hạt nhân hòa bình và ngăn chặn những vi phạm, chúng ta nỗ lực hướng tới mục tiêu cuối cùng của một một thế giới không có vũ khí hạt nhân."

Phát biểu của Ngoại trưởng Blinken được đưa ra trong bối cảnh tháng 8 tới, Liên hợp quốc dự kiến tổ chức nhóm họp để xem xét lại NPT tại New York, sau nhiều lần bị hoãn so với thời điểm ấn định ban đầu vào năm 2020 do đại dịch COVID-19 bùng phát.

Khoảng 190 quốc gia trên thế giới, trong đó có cả những nước sở hữu hoặc không sở hữu vũ khí hạt nhân, đã tham gia NPT. Đây là hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân được nhiều nước thông qua nhất trên thế giới.

Các hội nghị đánh giá hiệp ước được tổ chức 5 năm/lần từ năm 1975 đến năm 2015.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Hỗ trợ, xây dựng nền tảng để người nghèo vươn lên

Tháng cao điểm “Vì người nghèo” (17/10 - 18/11/2024) là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, nhân văn sâu sắc. Đây là dịp để mỗi cơ quan, đơn vị, các tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân thể hiện tinh thần “tương thân, tương ái”, chia sẻ, giúp đỡ đối với người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh, bà Nguyễn Thị Ái Vân chia sẻ:

Hỗ trợ, xây dựng nền tảng để người nghèo vươn lên
APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng

Giáo sư kinh tế, người đứng đầu Cục Nghiên cứu Kinh tế Đông Á và Diễn đàn Đông Á tại Trường Chính sách Công Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia Peter Drysdale cho biết, trong thời điểm các nguyên tắc đa phương đang dần xa rời và chịu áp lực phân mảnh nền kinh tế toàn cầu, thách thức đối với Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là phải kiên định với các nguyên tắc nền tảng của APEC và đẩy lùi các xu hướng làm suy yếu tiềm năng phát triển và thịnh vượng trong khu vực.

APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng
Return to top