Thế giới

APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng

ClockThứ Ba, 05/11/2024 06:01
TTH - Giáo sư kinh tế, người đứng đầu Cục Nghiên cứu Kinh tế Đông Á và Diễn đàn Đông Á tại Trường Chính sách Công Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia Peter Drysdale cho biết, trong thời điểm các nguyên tắc đa phương đang dần xa rời và chịu áp lực phân mảnh nền kinh tế toàn cầu, thách thức đối với Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là phải kiên định với các nguyên tắc nền tảng của APEC và đẩy lùi các xu hướng làm suy yếu tiềm năng phát triển và thịnh vượng trong khu vực.

APEC nhóm họp giải quyết các vấn đề kinh tế cấp bách trong khu vựcTriển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

 Diễn đàn APEC 2024 sẽ diễn ra từ ngày 10 - 16/11 tại Peru. Ảnh minh họa: Andina

Theo giáo sư Peter Drysdale, APEC là nền tảng quan trọng mà các quốc gia thành viên, trong đó đặc biệt là Trung Quốc có thể chứng minh cam kết của mình đối với các nguyên tắc đa phương và cải cách đang diễn ra.

Tầm nhìn của APEC về hội nhập khu vực và Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) cùng quá trình chuyển đổi sang tương lai trung hòa Carbon bền vững là những chương trình nghị sự phù hợp với thời đại. Có thể nói rằng, APEC là diễn đàn vô cùng giá trị để thảo luận với các đối tác trong khu vực.

Vị giáo sư nhận định, ưu tiên dành cho tầm nhìn dài hạn về một FTAAP sẽ giúp duy trì sự hội nhập trên toàn khu vực ở vị trí hàng đầu. Để đạt được các mục tiêu quốc gia về phát triển và phi Carbon hóa trong vài thập kỷ tới, Australia và Trung Quốc sẽ phải chuyển đổi toàn diện nền kinh tế thương mại và công nghiệp trong khuôn khổ nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

Ngoài ra, ngành thương mại tài nguyên và năng lượng, cũng như các ngành công nghiệp lớn như ngành sắt thép sẽ phải thay đổi căn bản.

Với chủ đề “Trao quyền - Bao hàm - Tăng trưởng”, diễn đàn APEC 2024 sẽ diễn ra từ ngày 10 - 16/11 tới tại Peru.

Do APEC được thành lập dựa trên các nguyên tắc đa phương và chủ nghĩa khu vực cởi mở, Peru, với tư cách là chủ tịch đăng cai tổ chức diễn đàn năm nay tuyên bố duy trì trọng tâm vào các chiến lược và con đường hướng tới mục tiêu hội nhập của toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cụ thể gồm 3 ưu tiên:

Đầu tiên, tập trung tăng cường thương mại và đầu tư hướng tới tăng trưởng toàn diện và kết nối: Ưu tiên tập trung vào tăng cường thương mại cởi mở, tự do và toàn diện, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên nhiều lĩnh vực của xã hội, thúc đẩy kết nối, hòa nhập và đảm bảo tính bền vững lâu dài.

Thứ hai, đổi mới và số hóa nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế chính thức và toàn cầu.

Thứ ba, tăng trưởng bền vững cho phát triển bền vững nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, có thể kể đến như khử Carbon trong các hoạt động kinh tế và thúc đẩy an ninh lương thực.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Xinhua Net & APEC Peru)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Ban Chỉ đạo 35 tỉnh đã phát động Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ II - năm 2025. Đây là giải pháp để tiếp tục nâng cao khả năng tuyên truyền, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiệu quả.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới
Tận dụng thế mạnh của thỏa thuận thương mại:
Hướng đi mới trong thế giới có thuế quan cao

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận chức tại Washington vào tháng 1/2025, các nước có thể sẽ nhìn thấy thuế quan của Mỹ được áp dụng cho phần còn lại của thế giới, gồm 60% đối với Trung Quốc và ít nhất 10% đối với các quốc gia khác.

Hướng đi mới trong thế giới có thuế quan cao
Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top