Thế giới

Mỹ - Nhật đạt thoả thuận chia sẻ chi phí quốc phòng

ClockThứ Năm, 17/12/2015 07:13
TTH.VN - Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản đã nhất trí về một thỏa thuận chia sẻ chi phí trong vòng 5 năm trị giá 1,6 tỷ USD để hỗ trợ cho sự hiện diện của lực lượng quân sự Mỹ trên đảo quốc này, hãng thông tấn Sputnik sáng nay (17/12) đưa tin cho biết.

Theo lời của phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Jeff Davis ngày hôm qua, phía Hoa Kỳ và Nhật Bản đã chính thức đạt được thoả thuận trị giá 1,6 tỷ USD nói trên để hỗ trợ cho lực lượng quân sự Mỹ ở Nhật.

Tàu chiến của Mỹ - Nhật. Ảnh: Flickr.

"Phía Nhật Bản sẽ chịu một phần chi phí của chúng tôi cho lực lượng lao động cơ sở ... gói hỗ trợ của quốc gia này sẽ giúp duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Nhật Bản, một phần quan trọng trong chiến lược tái cân bằng châu Á và Thái Bình Dương của Hoa Kỳ", Phát ngôn viên Jeff Davis cho biết hôm qua.

Thỏa thuận này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/4/2016, và sẽ trực tiếp hỗ trợ cho sự sẵn sàng hoạt động của lực lượng Mỹ ở Nhật Bản, các quan chức thuộc phòng thông tin của Bộ Quốc phòng Mỹ tiết lộ.

"Nhật Bản vẫn là một đối tác quan trọng trong sự tái cân bằng quân đội Mỹ", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao John Kirby phát biểu trong cuộc họp báo hàng ngày của ông.

Washington và Tokyo đã tiến hành đàm phán về thỏa thuận này kể từ hồi tháng 7 năm nay, báo cáo của Nikkei châu Á cho biết. Nhật Bản muốn cắt các khoản tiền trợ cấp do các vấn đề tài chính, nhưng phía Hoa Kỳ nhấn mạnh các điều khoản của mình cần được đáp ứng, báo cáo nói.

Chi phí cho sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Nhật Bản ước tính trung bình khoảng 189 tỷ USD hàng năm.

Bảo Nghi (lược dịch từ Sputnik)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ sẽ hạ giá sàn cho gạo basmati xuất khẩu

Với việc Pakistan áp đặt giá sàn hay còn gọi là giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) của gạo basmati ở mức 1.050 USD/tấn, Ấn Độ đang xem xét giảm MEP đối với gạo basmati. Động thái này nhằm giúp các nhà xuất khẩu gạo thơm Ấn Độ không bị thiệt thòi trên thị trường toàn cầu trong việc xuất khẩu loại gạo cao cấp này sang các quốc gia láng giềng, tin từ Reuters ngày 26/9 cho biết.

Ấn Độ sẽ hạ giá sàn cho gạo basmati xuất khẩu
Châu Á: Các công ty cần bắt đầu đo đếm lượng khí thải carbon từ nhà cung cấp

Đây là nhận định được đưa trong một bài viết đăng tải trên Tạp chí Nikkei Asia ngày 25/9, của các tác giả Terence Jeyaretnam, người đứng đầu các dịch vụ bền vững và biến đổi khí hậu; và Mads Lauritzen, lãnh đạo chiến lược và chuyển đổi khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Công ty Kiểm toán EY.

Châu Á Các công ty cần bắt đầu đo đếm lượng khí thải carbon từ nhà cung cấp
S&P: Triển vọng châu Á-Thái Bình Dương "nhìn chung vẫn thuận lợi", bất chấp suy thoái ở Trung Quốc

Trong một báo cáo mới vừa được công bố ngày 25/9, cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế S&P Global Ratings cho biết châu Á - Thái Bình Dương (APAC) vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng đa dạng, với các nền kinh tế phát triển đang “hạ cánh nhẹ nhàng” và có mức tăng trưởng thấp nhưng tích cực, trong khi các nền kinh tế thị trường mới nổi “đã sẵn sàng cho sự mở rộng mạnh mẽ”.

S P Triển vọng châu Á-Thái Bình Dương nhìn chung vẫn thuận lợi , bất chấp suy thoái ở Trung Quốc
Return to top