Thế giới

Mỹ nối lại một phần hoạt động lãnh sự quán tại Cuba sau 5 năm

ClockThứ Sáu, 04/03/2022 15:34
Mỹ đã đóng cửa lãnh sự quán nước này tại Cuba từ năm 2017 sau khi Washington cáo buộc Cuba tiến hành cái gọi là "vụ tấn công sóng âm" với các nhân viên ngoại giao của Mỹ.

Việt Nam ủng hộ Nghị quyết kêu gọi Mỹ chấm dứt cấm vận kinh tế CubaCuba vẫn thu hút đầu tư nước ngoài bất chấp lệnh trừng phạt của MỹMỹ và Cuba thúc đẩy hợp tác an ninh mạngNgoại trưởng Cuba khẳng định thiện chí tiếp tục đối thoại với MỹTổng thống Donald Trump sẽ thay đổi chính sách của Mỹ với Cuba

Lãnh sự quán Mỹ tại Cuba. Ảnh: Reuters

Ngày 3/3, một quan chức ngoại giao Mỹ cho biết nước này sẽ nối lại dịch vụ cấp thị thực tại Cuba với số lượng hạn chế. Washington đã dừng hoạt động lãnh sự từ năm 2017 sau khi xảy ra cái gọi là "vụ tấn công sóng âm" tại đảo quốc Caribe này.

Trong một tuyên bố, đại biện lâm thời Mỹ tại Cuba Timothy Zuniga-Brown nêu rõ hoạt động lãnh sự "sẽ bắt đầu nối lại ở mức hạn chế một số dịch vụ cấp thị thực, như một phần trong quá trình dần mở rộng các chức năng của sứ quán".

Ông Zuniga-Brown cho biết trước mắt, giới chức ngoại giao Mỹ tại Cuba sẽ chỉ sắp xếp phỏng vấn những người đã xuất trình đủ hồ sơ xin thị thực, cũng như chỉ cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho các công dân Mỹ và cấp thị thực khẩn cấp. Sau khi Mỹ dừng cấp thị thực , người Cuba muốn sang Mỹ phải đến các nước khác như Colombia hoặc Guyana để nộp hồ sơ xin thị thực.

Theo các thỏa thuận hiện nay, Mỹ chỉ cấp khoảng 20.000 thị thực nhập cảnh mỗi năm cho công dân Cuba.

Trong một tuyên bố, đại biện lâm thời Mỹ tại Cuba Timothy Zuniga-Brown nêu rõ lãnh sự quán "sẽ bắt đầu nối lại ở mức hạn chế một số dịch vụ cấp thị thực, như một phần trong quá trình dần mở rộng các chức năng của sứ quán."

Ông Zuniga-Brown cho biết trước mắt, lãnh sự quán Mỹ tại Cuba sẽ chỉ sắp xếp phỏng vấn những người đã xuất trình đủ hồ sơ xin thị thực, cũng như chỉ cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho các công dân Mỹ và cấp thị thực khẩn cấp.

Sau khi Mỹ đóng cửa lãnh sự quán, người Cuba muốn sang Mỹ phải đến các nước khác như Colombia hoặc Guyana để nộp hồ sơ xin thị thực.

Theo các thỏa thuận hiện nay, Mỹ chỉ cấp khoảng 20.000 thị thực nhập cảnh mỗi năm cho công dân Cuba.

Hồi tháng 8/2017, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo tình trạng các nhân viên ngoại giao tại Đại sứ quán ở La Habana gặp phải một loạt sự cố về sức khỏe, với các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mất thính lực, giảm trí nhớ mà Washington cho rằng do các cuộc “tấn công bằng sóng âm" gây ra.

Mỹ đã rút phần lớn nhân viên ngoại giao về nước, đồng thời trục xuất 17 nhà ngoại giao Cuba khỏi Mỹ.

Tuy nhiên, cho tới nay chính quyền Mỹ vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra những triệu chứng này.

Về phần mình, chính phủ Cuba luôn khẳng định không có bất kỳ một bằng chứng khoa học nào để chứng minh cái gọi là "vụ tấn công sóng âm" nhằm vào các nhà ngoại giao Mỹ tại nước này, đồng thời tuyên bố La Habana luôn sẵn sàng hợp tác với Washington để làm rõ sự việc.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top