Thế giới

Mỹ sẽ triển khai nhiều chương trình thể hiện cam kết với Đông Nam Á

ClockThứ Năm, 12/05/2022 10:13
TTH.VN - Mỹ sẽ triển khai một loạt chương trình trong nhiều lĩnh vực, từ giáo dục, khí hậu cho đến cơ sở hạ tầng… để thể hiện cam kết lâu dài của nước này với Đông Nam Á, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng cho biết hôm qua (11/5), trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh đặc biệt các các nhà lãnh đạo Mỹ và ASEAN.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhận lời mời tham dự Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEANHội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ được tin tưởng sẽ có kết quả tốtHội nghị thượng đỉnh đặc biệt Mỹ - ASEAN sẽ được tổ chức vào tháng 5Tổng thống Mỹ Joe Biden mong muốn phát triển mối quan hệ với ASEANMỹ thúc đẩy cam kết, hành động hợp tác với khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa) dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Mỹ lần thứ 9 theo hình thức trực tuyến năm 2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Kurt Campbell, điều phối viên của Mỹ phụ trách khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cho biết các sáng kiến ​​này nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ là một đối tác ổn định của khu vực. Đồng thời, các chương trình này cũng là một phần trong nỗ lực nhằm đáp ứng các nhu cầu của ASEAN, ông Campbell nói trong một sự kiện do Viện Hòa bình Mỹ tổ chức.

Những thông tin từ ông Campbell được đưa ra một ngày trước Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ, diễn ra trong hai ngày 12-13/5 tại Washington. 8/10 nước ASEAN sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh, ngoại trừ Tổng thống sắp mãn nhiệm của Philippines Rodrigo Duterte và nhà lãnh đạo quân đội Myanmar Min Aung Hlaing.

Theo Tiến sĩ Campbell, chính quyền của Tổng thống Biden đã rút được những bài học từ những cách tiếp cận trước đây của Mỹ đối với khu vực, trong đó có chính sách đối ngoại “xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương” của chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama mà ông Biden chính là người xây dựng chính sách. Ông Campbell cũng đồng thời nói thêm rằng Washington sẽ tìm cách tăng cường sự hợp tác với khu vực, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực quân sự và an ninh.

Ông cho biết nhiều chương trình liên kết giữa Mỹ với Đông Nam Á đã bị đình trệ, và khẳng định Mỹ đang cố gắng quay trở lại với các chương trình giáo dục.

“Những gì chúng tôi đang cố gắng thực hiện là đáp ứng ASEAN, nơi lợi ích của người dân khu vực trùng khớp với lợi ích của chúng tôi”, điều phối viên Campbell khẳng định.

Song song đó, ông cũng đề cập đến các vấn đề quan tâm khác bao gồm khả năng ứng phó với thiên tai, nâng cao nhận thức về lĩnh vực hàng hải, đầu tư vào năng lượng xanh và sức khỏe cộng đồng.

Ngoài ra, trong khuôn khổ hội nghị lần này, Mỹ cũng sẽ giới thiệu tóm tắt với các nhà lãnh đạo ASEAN về Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) - chiến lược kinh tế của chính quyền Tổng thống Biden đối với khu vực, được sắp xếp theo bốn lĩnh vực: thương mại công bằng và bền vững; khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng; cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch và khử cacbon; thuế và chống tham nhũng.

Reuters dẫn lời ông Campbell cho rằng các nước Đông Nam Á có “sự quan tâm đáng kể” đến IPEF và kỳ vọng một số thành viên của ASEAN sẽ tham gia vào khuôn khổ này.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Return to top