Thế giới

Mỹ thúc đẩy phát triển tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình Dương

ClockThứ Ba, 03/12/2019 09:53
TTH - Đại diện giới chức Mỹ, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross vừa qua đã tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với châu Á thông qua tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thông qua những số liệu thống kê mới để nhấn mạnh, Mỹ hoàn toàn nghiêm túc với việc hợp tác với các quốc gia trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, trong đó bao gồm cả Ấn Độ và ASEAN.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một bài phát biểu của mình. Ảnh minh họa: VOV

Về những hành động cụ thể, kể từ tháng 7/2018, Bộ Thương mại Mỹ đã tạo điều kiện khuyến khích hơn 9.000 doanh nghiệp Mỹ đến kinh doanh tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và hỗ trợ hơn 2.500 doanh nghiệp Ấn Độ - Thái Bình Dương đầu tư vào Mỹ, tạo điều kiện cho 18 tỷ USD đầu tư vào Mỹ từ khu vực này. Cũng cần kể đến sáng kiến “Tăng cường phát triển và tăng trưởng thông qua năng lượng” cho châu Á, hay còn gọi là Sáng kiến EDGE châu Á - một nỗ lực của chính phủ Mỹ nhằm phát triển thị trường năng lượng bền vững và an toàn trên khắp Ấn Độ - Thái Bình Dương. Theo tuyên bố từ phía Mỹ, sáng kiến EDGE châu Á sẽ tìm cách tăng cường an ninh năng lượng bằng cách thúc đẩy tiếp cận năng lượng, đa dạng hóa năng lượng, hay nền tảng Blue Dot Network (Mạng lưới các điểm xanh) nhằm thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng, cung cấp con dấu chứng nhận toàn cầu cho các dự án cơ sở hạ tầng chất lượng cao. Bên cạnh đó là những hành động hỗ trợ, hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và vấn đề biển Đông...

Như vậy, mặc dù Tổng thống Donald Trump đã không tham gia hội nghị cấp cao ASEAN vào đầu tháng 11 vừa qua, song các chuyên gia Thái Lan vẫn tin tưởng rằng, chính quyền Mỹ vẫn giữ vững cam kết hợp tác với Thái Lan và cả khu vực.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Inquire.Net)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Return to top