Thế giới

Mỹ -Trung công bố thỏa thuận tăng cường hợp tác về biến đổi khí hậu

ClockThứ Năm, 11/11/2021 10:26
TTH.VN - Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia phát thải carbon dioxide lớn nhất thế giới, hôm qua (10/11) đã công bố một thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, trong đó bao gồm việc giảm phát thải khí methane, bảo vệ rừng và loại bỏ dần than đá.

COP26: Nêu bật tác động của khủng hoảng khí hậu đến sức khỏeLần đầu tiên, thế giới có thể hạn chế sự nóng lên toàn cầu dưới 2 độ CHội nghị COP26: Đã đến lúc phải thực hiện những điều đúng đắnGần 90 nước tham gia hiệp ước cắt giảm phát thải khí methane gây biến đổi khí hậu

Mỹ, Trung Quốc cam kết hợp tác để giảm phát thải. Ảnh minh hoạ: Jet.edu

Thỏa thuận khung đã được đặc phái viên phụ trách vấn đề khí hậu của Mỹ John Kerry và người đồng cấp Trung Quốc Xie Zhenhua công bố tại hội nghị khí hậu COP26 đang diễn ra ở Scotland. Đây cũng được coi là bước đi để đưa hội nghị đến thành công.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng cả hai nước cùng nhất trí ủng hộ cho một COP26 thành công. “Mỗi bước đi ở thời điểm này đều quan trọng và chúng ta còn cả một hành trình dài phía trước”.

Trong khi đó, Đặc phái viên khí hậu Trung Quốc Xie Zhenhua cho biết thỏa thuận này sẽ chứng kiến ​​việc Trung Quốc tăng cường các mục tiêu cắt giảm khí thải và phát triển một kế hoạch quốc gia về khí mê-tan. Ông cũng khẳng định cả hai nước đều muốn làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn nạn phá rừng.

Được biết, đặc phái viên của cả 2 nước đều nhấn mạnh đến sự hợp tác lẫn nhau, nói rằng hai nước đồng ý gạt những khác biệt khác sang một bên để cùng làm việc về vấn đề khí hậu.

“Cả hai bên đều nhận ra rằng đang tồn tại một khoảng cách giữa các nỗ lực hiện tại và những mục tiêu của Thỏa thuận Paris, vì vậy chúng tôi sẽ cùng nhau tăng cường hành động vì khí hậu”, ông Xie Zhenhua cho biết, đồng thời nhấn mạnh “cả hai bên sẽ cùng làm việc với nhau và với các bên khác để đảm bảo COP26 thành công, tạo điều kiện cho một kết quả vừa tham vọng vừa cân bằng”.

Tuyên bố chung cũng cho biết cả hai nước “đã nhận ra mức độ nghiêm trọng và khẩn cấp của cuộc khủng hoảng khí hậu”, từ đó cam kết sẽ quyết vấn đề này thông qua việc tăng tốc các hành động khí hậu trong thập kỷ này.

Theo Reuters, thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc đã nhận được sự hoan nghênh của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres. 

“Giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu đòi hỏi sự hợp tác và đoàn kết quốc tế, và đây là một bước đi quan trọng, đúng hướng”, Tổng thư ký Guterres đăng trên Twitter.

Anh đang chủ trì hội nghị COP 26 tại Glasgow, Scotland, nhằm đảm bảo các cam kết không phát thải carbon ròng và giữ mục tiêu của Thỏa thuận Paris là kiềm chế sự gia tăng nhiệt độ ở mức 1,5 độ C để hạn chế tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu. 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không đích thân tham dự hội nghị COP26 lần này. Thay vào đó, tuần trước, ông đã đưa ra một tuyên bố bằng văn bản cho phần khai mạc của hội nghị, kêu gọi các nước giữ lời hứa và “tăng cường sự tin cậy và hợp tác lẫn nhau”. 

Trước đó, hồi tháng 9, Chủ tịch Tập Cận Bình đã cam kết tại Đại hội đồng LHQ rằng Trung Quốc sẽ đạt mục tiêu trung lập carbon trước năm 2060. Về phía Mỹ, nước này cho biết có kế hoạch trung hòa carbon vào năm 2050.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top