Thế giới

Mỹ và Trung Quốc đề cao đối thoại để giảm căng thẳng đang leo thang

ClockThứ Hai, 05/06/2023 08:34
TTH.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin bày tỏ lo ngại về phản ứng của Trung Quốc, đồng thời cũng cảnh báo rằng đàm phán là chìa khoá để tránh xung đột.

Canada đưa ra cam kết hỗ trợ xây dựng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình DươngĐối thoại Shangri-La 2022 - nơi đề xuất các giải pháp mang tính xây dựng cho các vấn đề khu vựcỔn định khu vực sẽ là vấn đề trong Đối thoại Shangri-La tại SingaporeSau 2 năm gián đoạn, Đối thoại Cấp cao Shangri-La sẽ nối lại vào tháng 6/2022Hủy Đối thoại Shangri-La 2020 vì dịch bệnh COVID-19

leftcenterrightdel
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc phát biểu tại Đối thoại Shangri-La và bày tỏ mong muốn đối thoại với Mỹ. Ảnh minh hoạ: TTXVN/Vietnam+ 

Được biết, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, khi cả hai vẫn đang chia rẽ sâu sắc về mọi thứ, như từ chủ quyền của Đài Loan đến hoạt động gián điệp và tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-la, Hội nghị thượng đỉnh an ninh hàng đầu châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết, các đường dây liên lạc cởi mở giữa các nhà lãnh đạo quốc phòng và quân sự của Mỹ và Trung Quốc là điều cần thiết để tránh xung đột và tăng cường ổn định ở châu Á – Thái Bình Dương.

“Chúng ta càng nói chuyện và đàm phán nhiều, chúng ta càng có thể tránh được những hiểu lầm và tính toán sai lầm có thể dẫn đến khủng hoảng hoặc xung đột. Mỹ không tìm kiếm một Chiến tranh Lạnh mới. Sự cạnh tranh không bao giờ được chuyển thành xung đột”, Bộ trưởng Lloyd Austin nhấn mạnh.

Về phía mình, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh an ninh hàng đầu châu Á – Đối thoại Shangri-La rằng xung đột với Mỹ sẽ là “một thảm hoạ không thể chịu đựng được” và Trung Quốc tìm hiếm đối thoại thay vì đối đầu.

Cụ thể, theo Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc, thế giới đủ lớn để cả Trung Quốc và Mỹ cùng phát triển. Trong đó, Trung Quốc và Mỹ có các hệ thống khác nhau và hoạt động theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, điều này không nên ngăn cản các bên tìm kiếm những điểm chung và lợi ích chung để phát triển quan hệ song phương, cũng như làm sâu sắc thêm hợp tác giữa hai nước. Không thể phủ nhận rằng một cuộc xung đột hoặc đối đầu nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là một thảm hoạ mà thế giới không chịu đựng nổi.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Return to top