Thế giới

Ổn định khu vực sẽ là vấn đề trong Đối thoại Shangri-La tại Singapore

ClockThứ Năm, 09/06/2022 11:37
TTH.VN - Vấn đề về ổn định khu vực sẽ nằm trong chương trình nghị sự tại Đối thoại Shangri-La (SLD) 2022, diễn ra trong tuần này tại Singapore, khi lãnh đạo quốc phòng các nước hội đàm và thảo luận cùng nhau sau 2 năm sự kiện này bị gián đoạn do dịch COVID-19.

Sau 2 năm gián đoạn, Đối thoại Cấp cao Shangri-La sẽ nối lại vào tháng 6/2022WEF hủy hội nghị thường niên năm 2021 tại SingaporeHủy Đối thoại Shangri-La 2020 vì dịch bệnh COVID-19Nhật Bản, Mỹ nhất trí thúc đẩy quan hệ đồng minhSingapore sẵn sàng cho Đối thoại Shangri-La 2019

Một phiên thảo luận trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Bộ Quốc phòng Singapore (MINDEF) cho hay, tổng cộng đại biểu từ 42 quốc gia, 37 đại biểu cấp bộ và hơn 30 quan chức quốc phòng cấp cao, bao gồm cả lực lượng quốc phòng và các học giả nổi tiếng sẽ tham dự Đối thoại Shangri-La lần này.

Sự kiện do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tổ chức diễn ra từ ngày 10 – 12/6.

Được thành lập vào năm 2002, Đối thoại Shangri-La được coi là hội nghị quốc phòng và an ninh hàng đầu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Bộ Quốc phòng Singapore (MINDEF) cho biết.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio sẽ có bài phát biểu quan trọng trong ngày đầu tiên của chương trình đối thoại, trong khi Tổng thống Singapore Halimah Yacob sẽ chủ trì buổi tiệc tối tại Văn phòng Tổng thống Singapore Istana.

Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cũng sẽ phát biểu tại phiên họp thứ 7 diễn ra vào ngày 12/6, với chủ đề Những ý tưởng mới để Đảm bảo An ninh Khu vực.

Theo Bộ Quốc phòng Singapore (MINDEF): “Như hoạt động thông thường của Đối thoại Shangri-La, Tiến sĩ Ng Eng Hen sẽ tổ chức các cuộc thảo luận bàn tròn vào ngày 11-12/6. Bên cạnh đó, Tiến sĩ Ng Eng Hen cũng sẽ tiến hành các cuộc gặp song phương với các bộ trưởng và quan chức cấp cao từ các quốc gia bên lề Đối thoại Shangri-La (SLD)”.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top