Thế giới

Mỹ vận chuyển lô đầu tiên trong số 500 triệu liều vaccine Pfizer tài trợ toàn cầu

ClockThứ Tư, 18/08/2021 21:30
TTH - Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 17/8 (giờ địa phương) đã vận chuyển lô đầu tiên trong số 500 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, mà Tổng thống Joe Biden đã cam kết chia sẻ với các quốc gia trên thế giới tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra trước đó trong năm nay.

Pfizer xin cấp phép tiêm thêm liều vắc xin thứ 3 ngừa COVID-19Mỹ: Trẻ em từ 12-15 tuổi có thể bắt đầu tiêm vaccine COVID-19

Vaccine ngừa COVID-19 do Hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ và đối tác BioNTech của Đức phát triển. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Một quan chức Nhà Trắng nói với Hãng Thông tấn CNN rằng, Mỹ đang gửi 488.370 liều vaccine ngừa COVID-19 do Hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ và đối tác BioNTech của Đức phát triển tới Rwanda, thông qua chương trình tiêm chủng toàn cầu COVAX. Lô vaccine này bao gồm 188.370 liều vaccine đầu tiên trong số 500 triệu liều vaccine Pfizer được mua bởi chính quyền của ông Joe Biden; và 300.000 liều vaccine Pfizer còn lại đến từ nguồn cung hiện có của Mỹ.

Trong một động thái liên quan, Trợ lý Thư ký báo chí của Nhà Trắng, ông Kevin Munoz đã chia sẻ trên mạng xã hội Twitter rằng, hơn 488.000 liều vaccine Pfizer đang được vận chuyển đến Rwanda, bao gồm những liều vaccine đầu tiên từ 500 triệu liều vaccine đã được cam kết và mua vào mùa hè này. “Đây chỉ mới là bước khởi đầu”, ông Kevin Munoz khẳng định.

Động thái này là một phần trong nỗ lực của Tổng thống Joe Biden, nhằm hiện thực hóa cam kết của Mỹ trong việc đóng vai trò như một “kho vaccine” trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19.

Được biết, 200 triệu trong số 500 triệu liều vaccine sẽ được gửi đi trước cuối năm nay, và 300 triệu liều vaccine còn lại sẽ được vận chuyển vào nửa đầu năm 2022. Khoảng 75% số vaccine này sẽ được chia sẻ thông qua COVAX, và khoảng 25% sẽ được chia sẻ trực tiếp cho các quốc gia có nhu cầu. Ngoài ra, chính quyền Mỹ cũng đã phân phối 80 triệu liều vaccine mà Tổng thống Joe Biden cam kết để quyên góp ban đầu từ nguồn cung của Mỹ.

Nhằm thực hiện hoạt động phân phối vaccine trên toàn cầu, Điều phối viên ứng phó với COVID-19 của Nhà Trắng Jeff Zients và Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã làm việc với nhiều cơ quan liên bang, bao gồm Bộ Quốc phòng Mỹ và Bộ Ngoại giao Mỹ, để điều phối quá trình và đảm bảo các liều vaccine được phân phối không có sự ràng buộc.

Bên cạnh đó, Tổng thống Joe Biden cho biết thêm, 2 tỷ USD trong các khoản đóng góp của Mỹ sẽ được dành cho một sáng kiến ​vaccine COVID-19 toàn cầu, và sẽ cung cấp sự hỗ trợ cho COVAX. Ông Joe Biden cũng cam kết thêm 2 tỷ USD tài trợ tùy thuộc vào sự đóng góp của những quốc gia khác, cũng như các mục tiêu phân phối vaccine.

Những động thái này diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang chạy đua để tiêm chủng cho phần còn lại của dân số nước này, nhất là khi biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm cao hoành hành những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Hơn 168.000 người Mỹ đã được tiêm chủng đầy đủ, và 72,1% người trưởng thành ở quốc gia này đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19.

THANH NGÂN

(Lược dịch từ CNN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả

Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh và vận hành doanh nghiệp (DN) hiệu quả là nội dung khóa đạo tạo được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tổ chức trong 2 ngày 22 và 23/11.

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top