Thế giới

Nạn buôn người và không quốc tịch ở các nước ASEAN

ClockThứ Sáu, 04/10/2019 21:47
TTH - Bài viết trên Panaynews ngày 4/10 cho biết, vào năm 2017, số người buộc phải rời bỏ nhà cửa để di cư trên toàn thế giới đã đạt mức kỷ lục 44.400 người/ngày. Hơn 68% số người tị nạn trên toàn thế giới tập trung tại 5 quốc gia: Syria (6,3 triệu); Afghanistan (2,6 triệu); Nam Sudan (2,4 triệu); Myanmar (1,2 triệu) và Somalia (986.400 người). Điều này khiến cho tình trạng không quốc tịch trở thành một xu hướng toàn cầu.

Thiết lập trang trại năng lượng mặt trời đầu tiên ở trại tị nạn

Hàng trăm người tị nạn Rohingya trong một trại tị nạn ở Bangladesk. Ảnh: UNHCR

Thực tế, người không quốc tịch không được tiếp cận với các quyền cơ bản như giáo dục, y tế, việc làm và tự do di chuyển…, gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của họ.

Theo số liệu từ CIA, Philippines có 1.068 người không quốc tịch – vốn là hậu duệ của người di cư Indonesia và sống ở miền Nam Mindanao. Nước này đã hợp tác với Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc (UNHCR) từ năm 2010 để thúc đẩy và phát triển các tiêu chuẩn và hoạt động để giải quyết tình hình, đồng thời hỗ trợ các nỗ lực nhằm giảm tình trạng không quốc tịch trên toàn cầu.

Malaysia và Thái Lan đang chia sẻ lượng người tị nạn Rohingya từ Myanmar. Dữ liệu từ UNHCR cho thấy, vào cuối năm 2017, tổng cộng hơn 1,5 triệu người Rohingya đã rời bỏ nhà cửa, tạo ra một dòng người di cư khổng lồ.

Trong khi Việt Nam có 34.110 người không quốc tịch, chủ yếu là những người gốc Campuchia chạy trốn Khmer Đỏ từ những năm 1970, thì Thái Lan có gần 479.000 người không quốc tịch dựa trên hồ sơ của chính phủ. Tuy nhiên, con số thực tế có thể lên tới 3,5 triệu người, bao gồm phần lớn là những người dân bộ lạc phía bắc.

Năm 2016, chính phủ Thái Lan đã phê duyệt những thay đổi về luật công dân có thể giúp 80.000 người không quốc tịch đủ điều kiện nhập tịch. Đây là một phần trong những nỗ lực của chính phủ nhằm đạt được trạng thái không còn người không quốc tịch vào năm 2024.

Về nạn buôn người, Đông Nam Á đang phải đối mặt với một thách thức nghiêm trọng khi đây là một trung tâm buôn bán người. Theo The ASEAN Post, khu vực này là nguồn cung và cũng là điểm đến của đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị cưỡng bức lao động và buôn bán tình dục. Đây cũng là một điểm trung chuyển cho những kẻ buôn người từ các nơi khác trên thế giới.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Panaynews)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng

Theo dữ liệu vừa được công bố của Tập đoàn UOB, du lịch nội khối của các nước Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng, với sự phục hồi về lưu lượng hành khách nói chung trong khu vực. Bất chấp những thách thức kinh tế và xã hội đang diễn ra, nhu cầu du lịch của người dân châu Á nói chung - Đông Nam Á nói riêng vẫn đầy hứa hẹn, trong đó du khách có xu hướng ưu tiên đặt các chuyến đi ngắn ngày hơn và tìm kiếm những chuyến du lịch nhanh ra nước ngoài với chi phí tốt nhất.

Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng
Return to top