Thế giới

Năng lượng tái tạo sẽ vượt than đá, trở thành nguồn phát điện lớn nhất

ClockThứ Tư, 07/12/2022 16:24
TTH.VN - Tờ New York Times ngày 7/12 trích dẫn một báo cáo mới từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, trên toàn thế giới, tăng trưởng về công suất điện tái tạo dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2027, bổ sung thêm lượng điện tái tạo trong 5 năm tới.

Tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến giảm vào năm 2023IEA: Đông Nam Á cần đa dạng hóa nguồn năng lượng

Một tổ hợp năng lượng tái tạo tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh minh họa: TTXVN

Đáng chú ý, báo cáo nói trên cho thấy, năng lượng tái tạo đã sẵn sàng vượt qua than đá để trở thành nguồn phát điện lớn nhất vào đầu năm 2025, một mô hình được thúc đẩy phần lớn bởi cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu hiện nay.

Trong một thông cáo báo chí liên quan, ông Fatih Birol, Giám đốc Điều hành IEA cho rằng: “Đây là một minh chứng rõ ràng về cách mà cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay có thể trở thành một bước ngoặt lịch sử hướng tới một hệ thống năng lượng sạch hơn và an toàn hơn”.

Bên cạnh đó, ông Heymi Bahar, một nhà phân tích cấp cao của IEA, và là một trong những tác giả chính của báo cáo nói trên lưu ý thêm, sự mở rộng của năng lượng tái tạo trong 5 năm tới sẽ diễn ra nhanh hơn nhiều, so với những gì mà cơ quan này đã dự báo cách đây chỉ một năm, trong báo cáo thường niên vừa qua.

Cụ thể, báo cáo mới nhất của IEA đã điều chỉnh tăng mức dự báo về tăng trưởng năng lượng tái tạo được đưa ra hồi năm ngoái, lên mức 30%, sau khi một số quốc gia phát thải lớn nhất thế giới đã đưa ra các chính sách mới.

Cũng trong thời gian 5 năm tới, cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu được dự báo sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng năng lượng tái tạo, trong bối cảnh các quốc gia áp dụng công nghệ phát thải thấp, nhằm đối phó với giá nhiên liệu hóa thạch leo thang.

Những công nghệ này bao gồm tua-bin gió, tấm pin năng lượng mặt trời, nhà máy điện hạt nhân, nhiên liệu hydro, xe điện, và máy bơm nhiệt điện.

Theo báo cáo của IEA, hệ thống sưởi và làm mát của các tòa nhà bằng năng lượng tái tạo là một trong số những lĩnh vực cần được cải thiện nhiều hơn.

Tiếp đó, ông Doug Vine, Giám đốc phụ trách bộ phận phân tích năng lượng tại Trung tâm Giải pháp Khí hậu và Năng lượng (C2ES) có trụ sở tại Mỹ cho rằng, động lực tăng trưởng năng lượng tái tạo hiện nay không đủ để giúp thế giới hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Mục tiêu này đã được đưa ra bởi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu hồi năm 2015; nếu vượt quá ngưỡng tăng nhiệt độ đó, các nhà khoa học cho biết, nguy cơ xảy ra các thảm họa khí hậu, bao gồm những đợt sóng nhiệt nguy hiểm và lũ lụt ven biển, sẽ tăng lên đáng kể.

“Chúng ta vẫn chưa đạt được mục tiêu đó”, ông Heymi Bahar nói thêm; song, nhà phân tích cấp cao của IEA cho rằng, báo cáo mới của cơ quan này cho thấy, việc thu hẹp khoảng cách là “trong tầm tay của các chính sách và hành động của Chính phủ”.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Straits Times & New York Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tăng cao kỷ lục

Một báo cáo chung về năng lượng tái tạo và việc làm năm 2024 vừa được Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố cho thấy, số lượng việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đã chứng kiến mức tăng lớn nhất từ trước đến nay trong năm 2023, tăng lên 16,2 triệu việc làm từ mức 13,7 triệu của năm 2022. Mức tăng 18% này phản ánh sự tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực năng lượng tái tạo, bao gồm cả sự gia tăng về công suất phát điện và các hoạt động sản xuất thiết bị.

Việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tăng cao kỷ lục
Gần 2 nghìn tỷ USD hỗ trợ đầu tư trực tiếp cho năng lượng sạch toàn cầu

Báo cáo mới nhất do Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) công bố cho hay, sự hỗ trợ và các chính sách ưu đãi của chính phủ đối với những công nghệ năng lượng sạch đã đạt đến mức cao mới, khi các nhà hoạch định chính sách tập trung trở lại vào an ninh năng lượng sau nhiều cuộc khủng hoảng trong những năm gần đây.

Gần 2 nghìn tỷ USD hỗ trợ đầu tư trực tiếp cho năng lượng sạch toàn cầu
Return to top