Thế giới

Nắng nóng bất thường được ghi nhận ở nhiều khu vực trên thế giới

ClockThứ Bảy, 10/07/2021 07:23
TTH - Các quốc gia Bắc Âu vừa phải hứng chịu đợt nắng nóng bất thường, khi khu vực Lapland (Phần Lan) ghi nhận ngày nóng nhất kể từ năm 1914. Trong khi đó, nhiều khu vực khác trên thế giới cũng đang trải qua những đợt nắng nóng gay gắt trong năm nay.

Nắng nóng gay gắt chưa từng thấy ở châu Âu kể từ 2019Châu Âu: Mất mùa do nắng nóng và hạn hán tăng gấp 3 lần trong vòng 50 năm

Tiểu bang California (Mỹ) đã ghi nhận mức nhiệt độ ngoài trời lên tới 54 độ C trong ngày 17/6. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Nhiệt độ cao gần mức kỷ lục

Vào cuối tuần qua, các quốc gia ở khu vực Bắc Âu đã ghi nhận nhiệt độ cao gần mức kỷ lục, bao gồm mức nhiệt cao đến 34 độ C ở một số nơi. Các số liệu mới nhất được đưa ra sau khi Viện Khí tượng Quốc gia Phần Lan báo cáo nhiệt độ nóng nhất trong tháng 6, kể từ khi các ghi chép được thực hiện vào năm 1844.

Theo Hãng tin STT của Phần Lan, thị trấn Kevo ở Lapland đã ghi nhận mức nhiệt 33,6 độ C vào ngày 4/7, đây được xem là ngày nóng nhất kể từ năm 1914, khi các nhà chức trách đo được mức nhiệt lên tới 34,7 độ C.

Trong khi đó, nhiệt độ cao theo sau những đợt sóng nhiệt phá vỡ kỷ lục và các vụ cháy rừng đã gây ra sự tàn phá ở một số khu vực của Bắc Mỹ. Thống đốc tiểu bang Oregon (Mỹ), bà Kate Brown cho biết, đợt nắng nóng dữ dội đã cướp đi sinh mạng của 95 người chỉ tính riêng ở tiểu bang này. Ngoài ra, hàng trăm người được cho là đã tử vong vì nắng nóng ở phía tây bắc Mỹ và tây nam Canada.

Đáng chú ý, các chuyên gia và quan chức lo ngại rằng, tình trạng thời tiết thảm khốc, được thúc đẩy bởi cuộc khủng hoảng khí hậu, sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn trong những tháng tới.

Cũng trong tháng trước, một số khu vực của Thụy Điển đã báo cáo mức nhiệt cao kỷ lục. Nhà vận động khí hậu Greta Thunberg chia sẻ: “Tháng 6 năm 2021 là tháng 6 nóng nhất từng được ghi nhận ở thủ đô Stockholm, quê hương của tôi với một biên độ lớn. Tháng 6 nóng nhất thứ 2 xảy ra vào năm 2020, và tháng 6 nóng thứ ba là vào năm 2019”. Ở cấp độ quốc gia, tháng 6 năm 2021 là thời điểm xảy ra đợt nắng nóng nghiêm trọng thứ 3 từng được ghi nhận ở Thụy Điển.

Tiếp đó, Viện Khí tượng Na Uy đã ghi nhận mức nhiệt 34 độ C ở Saltdal, một địa điểm nằm gần Vòng Cực. Đây là mức nhiệt độ cao nhất đo được ở quốc gia này trong năm nay, và chỉ thấp hơn 1,6 độ C so với mức kỷ lục mọi thời đại của Na Uy.

Tại Canada, các lực lượng chức năng đang phải khống chế một loạt các vụ cháy rừng bùng phát ở tỉnh British Columbia ở phía tây, sau khi quốc gia này chống chọi với mức nhiệt độ lên tới 49,6 độ C, đánh dấu một mức kỷ lục mới về nhiệt độ của Canada.

Trong một động thái liên quan, ngày 1/7, Liên Hiệp Quốc đã xác nhận nhiệt độ cao kỷ lục mới tại lục địa Nam Cực là 18,3 độ C, được ghi nhận hồi năm ngoái.

Biến đổi khí hậu là yếu tố chính

Ở Nam bán cầu, tháng 6 vừa qua cũng là tháng 6 nóng nhất từng được ghi nhận ở New Zealand, nơi tháng 6 vẫn là một tháng mùa đông; khi nhiệt độ tiếp tục tăng cao theo một mô hình phù hợp với sự nóng lên toàn cầu.

Viện Nghiên cứu Nước và Khí quyển Quốc gia New Zealand (NIWA) ngày 6/7 cho hay, nhiệt độ hàng ngày trong tháng 6 vừa qua đã đạt mức trung bình 10,6 độ C, cao hơn mức trung bình 1,9 độ C bất chấp đợt lạnh vào cuối tháng 6.

Nhà khoa học Chris Brandolino tại NIWA lưu ý, New Zealand chỉ có 13 lần ghi nhận mốc nhiệt bất thường như vậy kể từ năm 1909. Tuy nhiên, “điều đáng báo động” là trong 10 năm qua, nền nhiệt cao bất thường như vậy đã xảy ra đến 6 lần.

Cũng theo ông Chris Brandolino, trong khi các yếu tố ngắn hạn như nhiệt độ đại dương ấm lên làm nóng không khí trên khắp New Zealand, thì biến đổi khí hậu là một yếu tố chính gây ra tác động lâu dài.

Trước đó vào năm 2020, New Zealand đã trải qua năm nóng thứ 7 trong lịch sử, cũng là năm thứ 7 trong một thập kỷ có mức nhiệt độ nằm trong top 10 mức nhiệt cao nhất từng được ghi nhận. Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã tuyên bố tình trạng “khẩn cấp về khí hậu” hồi năm ngoái; đồng thời khẳng định rằng, hành động khẩn cấp là cần thiết vì lợi ích của các thế hệ tương lai.

Được biết, New Zealand đã cam kết đạt trung hòa carbon vào năm 2050, và sản xuất toàn bộ năng lượng từ các nguồn tái tạo đến năm 2035.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ The Guardian & AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Ngày 19/11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định trong 6 giờ qua (từ 23 giờ ngày 18/11 đến 5 giờ ngày 19/11) đã có mưa vừa, mưa to như: Bạch Mã 131,4mm, A Lưới 116,8mm (Thừa Thiên Huế); Trà Leng 110,2mm, Trà Dơn 76mm (Quảng Nam); Trà Thanh 66,4mm (Quảng Ngãi); Bồng Sơn 53,1mm (Bình Định)...

Ngày 19 11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top