Thế giới

Nắng nóng thiêu đốt Đông Nam Á: Nông trại khô cằn, trường học đóng cửa

ClockThứ Sáu, 05/04/2024 06:59
TTH - Đầu tuần này, một số trường học ở Philippines đã đóng cửa vì thời tiết nắng nóng, khi nhiệt độ lên tới 35 độ C.

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoanThời tiết ngày 3/4: Nắng nóng từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế, có nơi trên 40 độ CTiếp tục có nắng nóng gay gắt những ngày tới

Nắng nóng cực độ tác động tiêu cực tới sản lượng gạo tại nhiều quốc gia. Ảnh: Getty Images/Nhandan 

Do nắng nóng nghiêm trọng, Bộ Giáo dục Philippines đã cho phép các trường tổ chức dạy trực tuyến hoặc hủy toàn bộ các lớp học.

Đất nước này cũng đang trong quá trình chuyển lại lịch học từ tháng 6 đến tháng 3 năm sau, sau những phàn nàn của học sinh và giáo viên về việc dạy và học trong mùa hè cao điểm. Trước đó, vào năm 2020, năm học mới đã chuyển thành từ tháng 8 đến tháng 5 để đồng bộ hóa với các quốc gia khác.

Hiện tượng El Nino đã mang đến thời tiết nóng hơn, khô hơn ở Đông Nam Á do sự thay đổi nhiệt độ mặt nước biển và gió bề mặt trên Thái Bình Dương.

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) tháng trước cho biết mặc dù hiện tượng này đã bắt đầu suy yếu nhưng sẽ tiếp tục khiến nhiệt độ tăng cao trên mức trung bình trên toàn cầu.

Nhiệt độ lên tới 40 độ C ở nhiều vùng của Thái Lan, Campuchia, Lào và Myanmar, trong khi đạt ít nhất 35 độ C ở Malaysia, Indonesia và Philippines trong tuần từ ngày 17 – 23/3, dữ liệu mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí hậu tại Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ cho thấy.

Cuối tháng trước, một số trường học ở Singapore đã nới lỏng các quy định về đồng phục, cho phép học sinh mặc trang phục thể dục cho đến khi có thông báo mới, trong khi một nhà thờ ở TP. HCM của Việt Nam đã giúp người dân xua tan cái nóng bằng cách phát trà đá miễn phí cho người qua đường.

Tại Malaysia, gần 30 người đã tử vong liên quan đến nhiệt độ cao trong 3 tháng đầu năm nay. Nhiều vụ cháy rừng tái diễn cũng đã được ghi nhận ở các bang Selangor, Johor và Sarawak. Một người dân ở bang Langkawi cho biết khu vực này ở đã phải hứng chịu nhiệt độ lên tới 39 độ C trong tuần qua.

Trong khi đó, giới chức Thái Lan ngày 1/4 dự báo nhiệt độ có thể lên tới 43 - 44,5 độ C trong tháng 5, thỉnh thoảng có giảm nhẹ do các cơn bão mùa hè. Tuy nhiên, Cục Khí tượng Thái Lan cảnh báo nhiệt độ dự kiến sẽ cao hơn bình thường khoảng 30%.

Thời tiết khắc nghiệt cũng đang ảnh hưởng đến nghề nông trong khu vực, khi nhiệt độ thiêu đốt và nguồn cung nước sụt giảm đã làm khô cằn nhiều vùng đất nông nghiệp rộng lớn.

Nông dân trồng lúa Padi ở Kedah, Malaysia, phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước ngày càng cao và năng suất sản xuất thấp hơn. Miền Nam Việt Nam và “vựa lúa” ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng đã hứng chịu đợt nắng nóng kéo dài vào tháng 2. Hậu quả hạn hán đã khiến nông dân gặp nhiều khó khăn khi mực nước ở các kênh rạch trong khu vực hạ thấp.

Cuối năm ngoái, lo ngại về tình trạng thiếu gạo vì thời tiết khô hạn đã khiến Tổng thống Indonesia Joko Widodo yêu cầu quân đội tham gia các hoạt động trồng trọt và sử dụng đất quân sự nhàn rỗi để trồng trọt, nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước và kiềm chế giá nông sản tăng cao.

Ông Dave Sivaprasad, người phụ trách khu vực Đông Nam Á về khí hậu và tính bền vững tại Boston Consulting Group, cho biết tình trạng nhiệt độ cao này cũng là lời nhắc nhở đối với các chính phủ Đông Nam Á rằng khu vực này vẫn “cực kỳ dễ bị tổn thương” trước tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy, các quốc gia ở Đông Nam Á cần bắt đầu lên kế hoạch và xây dựng các biện pháp để thích ứng và tăng cường khả năng phục hồi, ông khuyến nghị.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Straitstimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
Return to top