Thế giới

NATO lo ngại Mỹ rút quân khỏi châu Âu

ClockThứ Hai, 09/07/2018 14:38
Các quan chức ngoại giao và quân đội NATO dường như lo ngại Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể quyết định rút lực lượng quân sự khỏi châu Âu và dừng tham gia tập trận chung với các nước trong khối nếu các nước này không tăng chi tiêu quốc phòng cho khối.

Căng thẳng Mỹ-EU gia tăng trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATOTổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tham dự hội nghị thượng đỉnh NATOTổng thư ký NATO thăm chính thức Nhà TrắngTổng thống Trump kêu gọi NATO, Trung Đông chia sẻ chi phí quốc phòng phù hợp

Quân nhân Mỹ trong một cuộc tập trận tại Ba Lan năm 2017. Ảnh: AFP

Theo Telegraph, các nguồn thạo tin liên quan tới việc chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến tổ chức vào ngày 12/7 cho rằng, nếu các lãnh đạo NATO không đáp ứng được yêu cầu của Washington về việc “san sẻ gánh nặng” chi phí quốc phòng cho khối, Tổng thống Trump có thể sẽ bàn bạc với Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc “định hình lại bối cảnh an ninh” trên khắp châu Âu trong cuộc gặp cấp cao giữa 2 nhà lãnh đạo tại Phần Lan vào ngày 16/7.

Hội nghị thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Putin dự kiến diễn ra ngày 16/7, bốn ngày sau hội nghị thượng đỉnh NATO. Telegraph cho biết, các quan chức ngoại giao và quân đội của NATO lo ngại rằng viễn cảnh trên hoàn toàn có thể xảy ra khi ông Trump có thể sẽ đưa ra quyết định đưa quân đội Mỹ ra khỏi Ukraine và các quốc gia châu Âu thuộc khối NATO.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Tobias Ellwood bày tỏ lo ngại về kịch bản này, đồng thời nhấn mạnh Anh cần có vai trò gây nên ảnh hưởng với hướng đi của Mỹ. Ngày 8/7, Đại sứ Anh tại Mỹ Kim Darroch khẳng định mối quan hệ giữa quân đội 2 nước “mạnh hơn bao giờ hết” mặc dù có nhiều khác biệt về mặt chính trị. 

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nhận định rằng các đồng minh NATO của Mỹ đang lo ngại vì Tổng thống Trump là một chính trị gia khó đoán, nên ông có thể sẽ không đưa ra quyết định tốt nhất cho khối, mà chỉ dựa vào chiến lược “nước Mỹ là trên hết” của ông.

Theo Independent, Mỹ đang triển khai 60.000 quân trên khắp châu Âu, bao gồm 35.000 quân tại Đức, 12.000 ở Italy, 8.500 ở Anh, 3.300 ở Tây Ban Nha. Washington cùng các đồng minh cũng điều một lực lượng gồm 8.000 binh lính tới các nước NATO sát với biên giới Nga, bao gồm Ba Lan và các nước Baltic. Ngoài nhân lực, Mỹ có điều hàng loạt các khí tài quân sự tới các căn cứ trên lãnh thổ châu Âu.

Mỹ đã tăng cường hiện diện quân sự ở châu Âu cho tới sự kiện Crimea sáp nhập trở về Nga năm 2014. Kể từ đó, Washington đã mở chiến dịch hỗ trợ và đào tạo lực lượng vũ trang của các nước NATO gần lãnh thổ Nga. Tháng trước, Mỹ đã dẫn đầu cuộc tập trận NATO tại Ba Lan và các nước Baltic với 18.000 binh sĩ tham gia.

Ông Trump đã nhiều lần cảnh báo sẽ có biện pháp với các đồng minh nếu như họ không chi tiêu quốc phòng theo cam kết năm 2014, gợi ý rằng Mỹ có thể sẽ không bảo vệ những nước không cắt 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng.

Theo Dantri

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top