Thế giới

Nền kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á dự kiến đạt 218 tỷ USD

ClockThứ Tư, 01/11/2023 18:20
TTH.VN - Báo cáo mới của Google, Temasek và Bain & Company chỉ ra rằng bất chấp những trở ngại kinh tế vĩ mô toàn cầu đang tồn tại, nền kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á dự kiến sẽ đạt tổng giá trị giao dịch 218 tỷ USD trong năm 2023, tăng 11% so với một năm trước đó.

Thái Lan “bơm” 15,23 tỷ USD vào nền kinh tế thông qua kế hoạch ví kỹ thuật sốThái Lan: Nền kinh tế kỹ thuật số ghi nhận mức tăng trưởng 14%Các bước tiếp theo của tiến trình hội nhập kinh tế kỹ thuật số của ASEANHội nhập kinh tế vẫn là cốt lõi của chương trình nghị sự ASEANCác nước ASEAN bắt đầu đàm phán về hiệp ước kinh tế kỹ thuật số trị giá 2.000 tỷ USD vào cuối năm 2023

Nền kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á đã và đang phát triển mạnh mẽ. Ảnh minh hoạ: Tuổi trẻ Online 

Cụ thể, báo cáo với tiêu đề e-Conomy cho biết: “Đông Nam Á đã vượt qua những cơn gió ngược về kinh tế vĩ mô toàn cầu với khả năng phục hồi cao hơn so với các khu vực khác trên thế giới… Niềm tin của người tiêu dùng đang bắt đầu phục hồi vào nửa cuối năm 2023, sau khi giảm xuống mức thấp hơn trong nửa đầu năm”.

Được biết, báo cáo hàng năm này phân tích 5 lĩnh vực chính của nền kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á, bao gồm thương mại điện tử, du lịch, thực phẩm và vận tải, truyền thông trực tuyến và dịch vụ tài chính kỹ thuật số.

Báo cáo cũng tiết lộ rằng doanh thu của nền kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á dự kiến sẽ đạt 100 tỷ USD trong năm nay, tức tăng nhanh gấp 1,7 lần tổng giá trị giao dịch của khu vực. Kết quả đạt được là nhờ vào việc các công ty đang chuyển trọng tâm từ “tăng trưởng bằng mọi giá” sang đạt lợi nhuận trong nỗ lực xây dựng hoạt động kinh doanh “lành mạnh”.

“Nền kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á thực sự đang ở giữa một giai đoạn chuyển hướng chưa từng có để hướng tới lợi nhuận”, Fock Wai Hoong, phụ trách công nghệ, người tiêu dùng và khu vực Đông Nam Á tại Temasek chia sẻ với phóng viên báo CNBC cho biết. Báo cáo đề cập đến 6 nền kinh tế lớn, gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Sapna Chadha, Phó Chủ tịch Google khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho hay: “Việc tập trung vào khoảng cách tham gia kỹ thuật số và kiên quyết xoá bỏ các rào cản để cho phép nhiều người dân Đông Nam Á trở thành người dùng tích cực các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số sẽ giúp khu vực mở ra khả năng tăng trưởng hơn nữa trong thập kỷ kỹ thuật số”.

Các ngành thúc đẩy tăng trưởng

Báo cáo lưu ý rằng, các doanh nghiệp trực tuyến đang chuyển từ việc thu hút người dùng với chi phí cao sang tăng cường tương tác với khách hàng hiện tại nhằm hướng tới sự tập trung vào lợi nhuận.

“Các công ty và doanh nhân giờ đây nhận ra rằng cách tốt nhất để phát triển không phải là tăng trưởng bằng mọi giá, mà phải mở rộng tâm lý ở giai đoạn đầu trên một quy mô khác. Thẳng thắn mà nói, đó là chuyển đổi nhanh nhất có thể qua giai đoạn đầu, giai đoạn tăng trưởng và hướng tới sự bền vững hơn về tài chính”, chuyên gia Fock Wai Hoong nhấn mạnh.

Trong một thông tin có liên quan, báo cáo lưu ý rằng các nền tảng thương mại điện tử đang tập trung nhiều hơn vào việc thu hút người dùng có giá trị cao, tăng quy mô giao dịch, cũng như tìm kiếm các nguồn doanh thu như dịch vụ quảng cáo và giao hàng để thúc đẩy tăng trưởng dài hạn. Được biết, tổng giá trị giao dịch của lĩnh vực này ước đạt 186 tỷ USD vào năm 2025, tức tăng cao từ mức 139 tỷ USD của năm 2023.

Khi người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số, nhu cầu của người tiêu dùng đã thúc đẩy hoạt động cho vay kỹ thuật số, lĩnh vực mà theo báo cáo là chiếm phần lớn doanh thu trị giá 30 tỷ USD từ các dịch vụ tài chính kỹ thuật số. Trong khu vực Đông Nam Á, đến năm 2030, dự kiến Singapore sẽ là thị trường cho vay kỹ thuật số lớn nhất.

Theo báo cáo, nhờ sự phục hồi hậu COVID, các lĩnh vực du lịch và vận tải trực tuyến đang trên đà đạt mức trước dịch vào năm 2024. Mặc dù hoạt động ăn uống tại chỗ đã quay trở lại và cắt giảm các chương trình khuyến mãi, song doanh thu từ dịch vụ giao đồ ăn – thuộc lĩnh vực vận tải – vẫn đạt 800 triệu USD vào năm 2023, tăng 60% so với một năm trước.

Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan chứng kiến “động lực đáng kể”, trong đó du lịch trực tuyến là động lực tăng trưởng chính của nước này vào năm 2023, với đà tăng trưởng cao hơn 85% so với cùng kỳ năm 2022.

“Dry powder” vẫn tăng

Báo cáo lưu ý rằng những trở ngại vĩ mô như lạm phát và chi phí vốn cao đã khiến việc triển khai nguồn vốn tư nhân giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm.

Bất chấp việc các nhà đầu tư kén chọn hơn, “dry powder” (tạm dịch là bột khô – thuật ngữ đề cập đến số vốn đã cam kết trừ đi số tiền đã được kêu gọi cho đầu tư) đã tăng từ 12,4 tỷ USD vào năm 2021 lên đến 15,7 tỷ USD vào năm 2022. Điều này cho thấy “có sẵn nhiên liệu” để thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á chuyển sang giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.

Để thu hút nguồn vốn trong bối cảnh kinh tế hiện tại, các công ty kỹ thuật số cần cho các nhà đầu tư thấy rằng họ có những con đường rõ ràng và khả thi để kiếm lợi nhuận. Đến nay, dịch vụ tài chính kỹ thuật số vẫn là lĩnh vực hàng đầu mà các nhà đầu tư đang triển khai do tiềm năng kiếm tiền cao.

Bên cạnh đó, các lĩnh vực còn non trẻ trong khu vực như công nghệ y tế, công nghệ giáo dục và ôtô đang chứng kiến “hoạt động giao dịch ngày càng tăng”. Đây là tín hiệu tốt cho thấy “các nhà đầu tư đang đa dạng hoá danh mục đầu tư”.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tài chính vi mô ở Đông Nam Á - Một tương lai đầy hứa hẹn

Đông Nam Á có một lượng lớn dân số không sử dụng dịch vụ ngân hàng, khiến nơi đây trở thành môi trường chín muồi cho tài chính vi mô phát triển mạnh mẽ và thúc đẩy tài chính toàn diện. Tương lai của tài chính vi mô trong khu vực phụ thuộc vào việc nắm bắt những tiến bộ công nghệ nhanh chóng và nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, theo một bài viết được đăng tải trên Tờ Thailand Business News.

Tài chính vi mô ở Đông Nam Á - Một tương lai đầy hứa hẹn
“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á

Được mệnh danh là “vua trái cây”, sầu riêng từ lâu đã là một loại trái cây được yêu thích trong văn hóa địa phương ở Đông Nam Á, nơi nó được trồng rất nhiều. Nhiều người thực sự yêu thích hương vị ngọt, béo của trái sầu riêng, trong khi với nhiều người khác, sầu riêng được coi là loại trái cây “nặng mùi” nhất thế giới.

“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á
ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo một bài phân tích ngày 7/6 của trang Business Times, sáu nền kinh tế lớn của ASEAN đang được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng và chiến lược “Trung Quốc + 1”, và khu vực này sẵn sàng đón nhận nhiều dòng vốn FDI hơn nữa khi hội nhập vào mạng lưới toàn cầu.

ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Return to top