Thế giới

Thái Lan: Nền kinh tế kỹ thuật số ghi nhận mức tăng trưởng 14%

ClockChủ Nhật, 24/09/2023 09:32
TTH.VN - Theo số liệu vừa được Cơ quan Xúc tiến Kinh tế Kỹ thuật số (DEPA) tại thủ đô Bangkok, Thái Lan công bố, nền kinh tế kỹ thuật số của quốc gia này đã chứng kiến mức tăng trưởng 14% vào năm 2022, đạt giá trị thị trường 2,6 nghìn tỷ baht.

Nhật Bản sẽ thành lập các đặc khu để thúc đẩy đầu tư nước ngoàiCác bước tiếp theo của tiến trình hội nhập kinh tế kỹ thuật số của ASEAN

 Người dân đi bộ trên một con phố tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong đó, sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng và các tiến bộ về công nghệ. Lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật số đã ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất ở mức 21%, trong đó công nghệ tài chính (FinTech), công nghệ sức khỏe (Health Tech) và bán lẻ đã đóng góp vào giá trị thị trường ở mức gần 300 tỷ baht.

Ngoài ra, ngành công nghiệp phần mềm và các dịch vụ phần mềm đã chứng kiến mức tăng trưởng 19%, đồng thời được dự kiến sẽ đạt giá trị khoảng 270 tỷ baht trong giai đoạn 2023 - 2025. Điều này cho thấy sự thay đổi đáng kể theo hướng số hóa hoàn toàn trong nền kinh tế kỹ thuật số của Thái Lan, cũng như các lĩnh vực liên quan.

Đáng chú ý, các sáng kiến của Chính phủ Thái Lan nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng này. Tiếp đó, sự thâm nhập Internet và sử dụng điện thoại thông minh gia tăng cũng góp phần vào sự mở rộng nhanh chóng của nền kinh tế kỹ thuật số nước này. Kết quả là, các doanh nghiệp đang ngày càng áp dụng các giải pháp kỹ thuật số để tăng cường hoạt động của họ, cũng như tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả hơn.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Thailand Business News)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Return to top