Thế giới

Nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng 6,4% trong năm 2021

ClockThứ Ba, 05/01/2021 10:08
TTH - Tập đoàn Tài chính quốc tế Morgan Stanley dự báo, GDP toàn cầu sẽ chứng kiến mức tăng trưởng mạnh mẽ ở mức 6,4% trong năm 2021 – thuộc giai đoạn tự duy trì mới, dẫn đầu là các thị trường mới nổi, theo sau đó là các nền kinh tế lớn đang mở cửa trở lại ở châu Âu và Mỹ.

Ngành ngân hàng toàn cầu sẽ tổn thất ít nhất 3,7 nghìn tỷ USD trong 5 nămLãnh đạo 14 quốc gia cùng ký cam kết quản lý biển bền vững

 Nền kinh tế toàn cầu được kỳ vọng sẽ phục hồi đáng kể vào năm 2021. Ảnh minh họa: Thời báo Ngân hàng

Số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng ở Mỹ và châu Âu hiện vẫn khiến hy vọng về sự phục hồi trở lại như bình thường là một viễn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, ngay cả khi đại dịch kéo dài, nền kinh tế toàn cầu vẫn đã và đang chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kể.

Sau sự sụt giảm vào đầu năm 2020, nền kinh tế thế giới đã bắt đầu phục hồi từ tháng 5, tiếp tục trên đà vượt qua mức GDP đạt được trước dịch vào cuối năm – tạo tiền đề cho sự tăng trưởng mạnh mẽ sau phục hồi vào năm 2021.

Chetan Ahya, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Morgan Stanley cho rằng, 3 yếu tố chính khắc họa giai đoạn tiếp theo của chuỗi quy trình phục hồi hình chữ V là tăng trưởng toàn cầu đồng bộ, sự phục hồi của thị trường mới nổi và sự trở lại của lạm phát. Trước triển vọng vĩ mô này, các chiến lược gia của Morgan Stanley kỳ vọng đến tháng 3 hoặc tháng 4/2021, tất cả các khu vực địa lý và tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu đều sẽ tham gia vào sự phục hồi.

Đối với một số nền kinh tế cụ thể, Mỹ vẫn duy trì khả năng phục hồi tuy đã trải qua đợt dịch nghiêm trọng, với chi tiêu của người tiêu dùng hiện gần như đã trở lại mức trước dịch, thu nhập cá nhân trung bình của các hộ gia đình cũng tăng. Kết hợp nhiều yếu tố, năm 2021, Mỹ dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng 5,9%. Ở châu Âu, nơi nhiều quốc gia đã áp dụng trở lại các hạn chế COVID-19 vào tháng 10 khi tỷ lệ lây nhiễm gia tăng, tăng trưởng dự kiến sẽ đạt khoảng 5% trong năm tới và khoảng 3,9% vào năm 2022. Ngoại lệ là Vương quốc Anh, nơi Brexit có thể làm chậm tốc độ phục hồi.

Trong những năm gần đây, các thị trường mới nổi, ngoại trừ Trung Quốc đã phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính chu kỳ. Giờ đây, với các động lực phát triển xuất hiện ở nhiều quốc gia, các thị trường này có thể tạo ra tốc độ tăng trưởng toàn cầu đáng nể. Cùng lúc, các thị trường mới nổi sẽ được hưởng lợi từ việc gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ, lãi suất thực của Mỹ thấp, đồng dollas yếu hơn và các chính sách kinh tế vĩ mô thích ứng. Do đó, các thị trường mới nổi có thể tăng trưởng GDP đến 7,4%, dẫn đầu là dự báo cải thiện đến 9,8% ở Ấn Độ.

Đối với Trung Quốc, nước đầu tiên áp dụng hạn chế phong tỏa bởi dịch COVID-19 đã nhanh chóng lấy lại vị thế khi lượng tiêu thụ tăng trở lại. Morgan Stanley dự đoán nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 9% trong năm 2021, trước khi giảm xuống 5,4% vào năm 2022.

Hạnh Nhi

 (Lược dịch từ Morgan Stanley)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Singapore: Sản xuất phục hồi, kinh tế quý III/2024 tăng trưởng cao hơn dự kiến

Ước tính sơ bộ từ Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI) Singapore vào sáng 14/10 cho biết, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 4,1% trong quý III/2024 so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức dự báo 3,8% được đưa ra trước đó. Mức tăng trưởng này cũng nhanh hơn nhiều so với mức tăng 2,9% của quý II.

Singapore Sản xuất phục hồi, kinh tế quý III 2024 tăng trưởng cao hơn dự kiến
Return to top