Thế giới

Nepal nỗ lực đưa Tilaurakot - quê hương đầu tiên của Đức Phật, vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO

ClockChủ Nhật, 07/07/2024 14:11
TTH - Theo tin từ The Nation, một phái đoàn của Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di chỉ (ICOMOS) dự kiến sẽ đến thăm Tilaurakot - một ngôi làng ở phía nam Nepal, vào tháng 8 tới để đánh giá địa điểm này có thể được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới hay không.

UNESCO ghi danh di sản tư liệu thứ 4 của HuếBrussels đệ trình UNESCO công nhận 2 di sản văn hóa phi vật thể

 Tilaurakot được công nhận là quê hương của Phật Thích ca. Ảnh: Shutterstock

Chính quyền Nepal đang tiến hành làm đẹp khu vực này trước chuyến thăm của phái đoàn ICOMOS, với hy vọng chuyến thăm sẽ mở đường cho việc đưa địa điểm lịch sử này vào danh sách Di sản Thế giới.

Được biết, ngôi làng này nổi tiếng vì được xem là một Thánh địa Phật giáo và được công nhận là quê hương của Phật Thích ca, nơi hoàng tử Siddhartha Gautam đã sống 29 năm đầu tiên trước khi xuất gia và trở thành Đức Phật.

UNESCO đã đưa Tilaurakot vào danh sách dự kiến vào năm 1996. Kể từ đó, chính phủ và các cơ quan hữu quan bắt đầu thu thập các bằng chứng và dữ liệu khoa học để xác lập Tilaurakot là một di sản có ý nghĩa về văn hóa, lịch sử và khảo cổ. Nếu được Ủy ban Di sản Thế giới chấp thuận, Tilaurakot sẽ trở thành Di sản Thế giới thứ 5 của Nepal.

Tố Quyên

(Lược dịch từ The Nation, AFP & The Yonhap)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán trái phép hiện vật văn hóa

Hãng tin UN News ngày 7/12 cập nhật, được hơn 140 quốc gia ủng hộ, trong phiên họp mới nhất diễn ra vào ngày 6/12, Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua nghị quyết thúc đẩy cuộc chiến chống buôn bán trái phép tài sản, hiện vật văn hóa và tạo điều kiện trả lại các hiện vật bị đánh cắp cho quốc gia xuất xứ.

Thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán trái phép hiện vật văn hóa
Thành công từ sự nỗ lực

Sau dịch COVID-19, chị Trần Thị Hà (sinh năm 1976, hội viên phụ nữ tổ dân phố 6, Phú Bài, TX. Hương Thủy) thất nghiệp. Cũng đã có tuổi, không việc làm, chị Hà đứng trước vô vàn khó khăn và những mối lo về gánh nặng kinh tế gia đình. Được sự động viên của người thân và sự giúp đỡ của hội liên hiệp phụ nữ các cấp, chị Hà đã mạnh dạn vay vốn để mở gia trại chăn nuôi và trồng cây ăn quả.

Thành công từ sự nỗ lực
Return to top