Thế giới

New Zealand nới lỏng quy định nhập cư để thu hút lao động lành nghề quốc tế

ClockThứ Tư, 21/06/2023 09:03
TTH.VN - New Zealand ngày 21/6 cho biết sẽ giải phóng lượng người di cư có tay nghề cao tồn đọng hàng năm và vạch ra một lộ trình nhanh hơn để cấp cho những lao động này quyền thường trú, trong bối cảnh các nước giàu đang cạnh tranh để thu hút những tài năng toàn cầu tốt nhất.

New Zealand nới lỏng quy định nhập cư để thu hút lao động nước ngoàiNew Zealand: Thay đổi tạm thời các quy định nhập cư để thu hút lao động nước ngoàiNew Zealand đơn giản hóa thủ tục visa để thu hút lao động nhập cư

leftcenterrightdel
 Nhân viên lành nghề nước ngoài làm việc tại New Zealand. Ảnh minh họa: catalyst-group.co.nz/Tuoitre

Một số nền kinh tế phát triển đã tăng số lượng tiếp nhận lao động di cư hàng năm hoặc nới lỏng các quy định về thị thực để giúp các doanh nghiệp chủ chốt tuyển dụng nhân viên, nhằm bù đắp cho tình trạng thiếu hụt lao động sau khi đại dịch COVID-19 khiến nhiều nước phải thắt chặt kiểm soát biên giới, ngăn cản lao động nước ngoài.

“Chúng tôi biết nhiều ngành công nghiệp đang kêu gọi nhân công khi tình trạng thiếu lao động toàn cầu vẫn đang hoành hành”, Bộ trưởng Nhập cư Michael Woods cho biết, và khẳng định những thay đổi này là để đảm bảo không có những giới hạn không hợp lý đối với người di cư có tay nghề cao.

Từ tháng 10/2023, chính phủ New Zealand cũng sẽ đơn giản hóa hệ thống dựa trên thang điểm đánh giá được sử dụng để lựa chọn những lao động di cư có tay nghề cao, giúp tăng tốc độ xem xét các đơn xin thị thực và giúp người lao động nhập cư chắc chắn hơn về khả năng đủ điều kiện nhập cảnh.

New Zealand không có giới hạn chính thức về số lượng thị thực thường trú có tay nghề hàng năm, nhưng quản lý quá trình này trong một phạm vi giới hạn số lượng đảm bảo thường trú nhân đã được lên kế hoạch trước đó.

Động thái này của Chính phủ New Zealand diễn ra khi thị trường lao động vẫn thắt chặt, với tỷ lệ thất nghiệp gần mức thấp kỷ lục, trong khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đạt mức cao đến 69,3% trong quý I/2023 và quốc gia này đang gặp phải tình trạng thiếu lao động lớn nhất so với các nước tương tự trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD.

“Tình trạng thiếu lao động đang diễn ra gay gắt trên khắp thế giới. Tuy nhiên, tình hình ở New Zealand đặc biệt nghiêm trọng… Việc tìm kiếm lao động đang trở nên khó khăn nhất từ trước đến nay”, một báo cáo của công ty tư vấn kinh tế Sense Partners cho hay.

Theo báo cáo, New Zealand sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động trong tương lai khi dân số già đi, khiến thị trường lao động vốn đã khan hiếm còn trở nên tồi tệ hơn. Ước tính, quốc gia này sẽ thiếu 250.000 lao động vào năm 2048 nếu xu hướng hiện tại tiếp tục.

Báo cáo chỉ ra rằng dân số già và tỷ lệ sinh giảm đồng nghĩa New Zealand sẽ sớm có nhiều người bước vào tuổi nghỉ hưu hơn là tham gia lực lượng lao động. Trong khi đó, lực lượng lao động chính - bao gồm những người từ 15 đến 64 tuổi, đã đạt đỉnh và được dự đoán sẽ giảm từ đầu những năm 2030, trừ khi có thêm nhiều người nhập cư.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp nói rằng việc đảm bảo những người di cư có tay nghề cao và gia đình của họ có thể được định cư ở New Zealand sẽ là một “lá bài hấp dẫn” để thu hút những nhân tài quốc tế đến với nước này.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters & Stuff)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

New Zealand và Thái Lan lập lộ trình hướng tới quan hệ đối tác chiến lược

Trong khuôn khổ cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters và người đồng cấp phía Thái Lan là Ngoại trưởng Maris Samgiampongsa vừa diễn ra tại Auckland (New Zealand), hai nước đã đặt ra mốc thời gian táo bạo rằng năm 2026 sẽ nâng cấp quan hệ song phương lên mốc “Quan hệ đối tác chiến lược”.

New Zealand và Thái Lan lập lộ trình hướng tới quan hệ đối tác chiến lược
Giúp 1.000 nữ nông dân nghèo phục hồi, phát triển sinh kế bền vững

Ngày 20/7, Hội Chữ Thập đỏ (HCTĐ) tỉnh, tổ chức Oxfam tại Việt Nam, Đại sứ quán New Zealand tại Hà Nội tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã đặc biệt khó khăn và các xã khó khăn tại Thừa Thiên Huế". Tham dự có bà Caroline Rachel Beresford, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam.

Giúp 1 000 nữ nông dân nghèo phục hồi, phát triển sinh kế bền vững
Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già

Theo Báo cáo chính sách phát triển châu Á vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố tại Hội nghị thường niên ADB lần thứ 57 đang diễn ra tại Gruzia, các nước châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển chưa được chuẩn bị kỹ để đảm bảo phúc lợi cho dân số đang già đi nhanh chóng. Thực tế, tỷ lệ người già trong khu vực đang ngày càng tăng và phải đối mặt với nhiều thách thức, từ mức lương hưu thấp, các vấn đề sức khỏe, cho đến sự cô lập xã hội và khả năng tiếp cận hạn chế với các dịch vụ thiết yếu.

Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già
Return to top