Thế giới

New Zealand: Thiệt hại lên đến hàng triệu USD do lũ lụt gây ra ở Auckland

ClockThứ Hai, 30/01/2023 11:09
TTH.VN - Sau trận lũ quét và lở đất nghiêm trọng vừa qua, thành phố lớn nhất New Zealand, Auckland, được dự báo sẽ hứng chịu thêm mưa lớn trong những ngày tới, các nhà chức trách của thành phố ngày 30/1 cho biết, trong bối cảnh các công ty bảo hiểm cũng đang tính toán chi phí cho sự kiện thời tiết có thể sẽ là là tốn kém nhất từ trước đến nay của đất nước.

COP27 bàn bồi thường cho các nước đang phát triểnDu lịch hàng không ở Phuket (Thái Lan) bị gián đoạn do lũ lụtBão Ian đổ bộ vào bang khác của Mỹ sau khi càn quét FloridaBão Noru khiến tình trạng ngập lụt tại Thái Lan thêm nghiêm trọngNgười dân Hàn Quốc tiếp tục hứng chịu trận mưa lớn kỷ lục

Cảnh ngập lụt nghiêm trọng ở thành phố lớn nhất New Zealand, Auckland. Ảnh minh họa: nzherald.nz/TTXVN/Báo Tin tức

Bốn người hiện đã được xác nhận là thiệt mạng trong trận lũ quét tấn công Auckland kể từ hơn ba ngày qua, cùng với đó là khoản thiệt hại lên đến hàng triệu USD. Tình trạng khẩn cấp vẫn được áp dụng ở Auckland và xa hơn về phía Nam ở khu vực Waitomo.

Các chuyến bay đến và đi từ Sân bay Auckland vẫn đang bị hoãn và hủy, trong khi các bãi biển quanh thành phố 1,6 triệu dân bị đóng cửa.

“Đã có thiệt hại rất đáng kể trên khắp Auckland. Có những ngôi nhà hư hại nặng do lũ lụt và cả sạt lở đất,” Tân Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins chia sẻ với đài truyền hình TVNZ.

Hiện tại, khoảng 350 người đang cần chỗ ở khẩn cấp, ông cho biết thêm.

Metservice dự báo những cơn mưa lớn tiếp theo sẽ đổ bộ vào thành phố trong những ngày tới.

Các dịch vụ cứu hỏa và khẩn cấp đã nhận được 30 cuộc gọi khẩn, bao gồm cả việc ứng phó với một vụ lở đất khi một nhà để xe trượt xuống một ngọn đồi.

Hội đồng thành phố Auckland đã chỉ định 40 ngôi nhà là không thể ở được và đã ngăn cản mọi người vào đó. Hơn 151 tài sản được coi là có nguy cơ đã được dán nhãn vàng, tức có quyền truy cập bị hạn chế và việc ra vào ở một số khu vực nhất định chỉ được phép trong thời gian ngắn.

Viện Nghiên cứu Quốc gia về Nước và Khí quyển (NIWA) của New Zealand cho biết, Auckland đã ghi nhận lượng mưa trung bình tháng 1 nhiều hơn 8 lần và bằng 40% lượng mưa trung bình hàng năm.

Chi phí dọn dẹp dự kiến sẽ soán ngôi so với hóa đơn trị giá 97 tỷ NZD bỏ ra trong trận lũ lụt ở Bờ Tây vào năm 2021, nhưng vẫn sẽ không đắt bằng chi phí bảo hiểm ước tính 31 tỷ NZD gây nên bởi hai trận động đất lớn ở Christchurch trong giai đoạn 2010-2011, phát ngôn viên của Hội đồng Bảo hiểm New Zealand Christian Judge cho biết.

Cho đến nay, các bộ phận của Tập đoàn bảo hiểm IAG đã nhận được hơn 5.000 yêu cầu bồi thường và Tập đoàn Suncorp cũng nhận được khoảng 3.000 yêu cầu trên các Thương hiệu Bảo hiểm Vero và AA.

Số lượng đơn khiếu nại và yêu cầu bồi thường có thể sẽ cao hơn nữa trong những ngày tới, đặc biệt là khi thiên tai vẫn đang diễn ra và khách hàng vẫn đang xác định thiệt hại đối với tài sản của họ.

Các nhà kinh tế cho rằng, việc phục hồi và tái xây dựng có thể làm tăng thêm áp lực lạm phát ở New Zealand do xe cộ và đồ gia dụng cần được thay thế, đồng thời gia tăng lượng việc cần thiết trong ngành xây dựng để sửa chữa hoặc xây mới lại nhà cửa và cơ sở hạ tầng bị hư hại do lũ lụt.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Return to top