Thế giới

COP27 bàn bồi thường cho các nước đang phát triển

ClockThứ Bảy, 05/11/2022 14:31
Tương tự, dù phát thải ít hơn nhiều so với các nước phát triển, Philippines bị tàn phá do bão và nhiều thảm họa khác.

ADB: Hội nghị khí hậu COP27 có vai trò đặc biệt quan trọng với châu Á-Thái Bình DươngChủ tịch COP27 cảnh báo trở ngại với mục tiêu hạn chế ấm lên toàn cầuCOP27 sẽ có sự tham dự của khoảng 90 nguyên thủ quốc giaTổng Thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi giải quyết tổn thất do biến đổi khí hậuĐại diện gần 200 quốc gia nhóm họp thúc đẩy giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu

Người đàn ông dùng tấm chảo thu sóng vệ tinh đưa nhóm trẻ em qua một vùng ngập lụt ở tỉnh Balochistan, Pakistan tháng 8-2022. Ảnh: AFP

Đây là hai ví dụ điển hình cho thấy nhiều nước nghèo và đang phát triển hầu như có tác động rất ít đến môi trường, nhưng lại đang hứng chịu những hậu quả khủng khiếp.

Mất mát và thiệt hại

Hội nghị COP có ý nghĩa quan trọng vì đây là nơi các lãnh đạo thế giới nắm bắt thông tin mới nhất về khí hậu và cùng nhau hành động, chẳng hạn thông qua được Hiệp định Paris năm 2015 nhằm hạn chế tình trạng nóng lên của Trái đất ở mức 1,5oC so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp.

Nhiều lời hứa đã được đưa ra trong các hội nghị sau đó nhưng vẫn chưa làm được, chẳng hạn như cam kết của các nước phát triển về việc tài trợ 100 tỉ USD/năm cho các nước nghèo thích nghi và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Giờ đây trước gánh nặng ngày càng lớn của biến đổi khí hậu, các nước dễ bị tổn thương đang tập trung vào mảng thứ ba của tài chính khí hậu: mất mát và thiệt hại. 

Đây là cụm từ chỉ những tổn thất, cả kinh tế và vật chất, mà các nước đang phát triển phải đối mặt từ các tác động của biến đổi khí hậu, nói nôm na là tiền để cứu trợ, sửa chữa hạ tầng và phục hồi.

Vì vậy, các nước đang phát triển muốn các nước giàu, nơi phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất, chi trả cho những thiệt hại này.

Do vậy, bồi thường cho các nước nghèo và đang phát triển bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu sẽ là vấn đề chính được thảo luận tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27), ở thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập từ ngày 6 đến 18-11.

Đây là vấn đề được thảo luận tại hầu như mỗi hội nghị COP, nhưng các nước hy vọng COP27 sẽ đạt được bước tiến trong việc thiết lập một cơ chế chính thức.

Tại COP26 ở Glasgow, Scotland năm ngoái, các nhà đàm phán đã đạt được tiến bộ trong một số vấn đề chính, chẳng hạn như nâng mục tiêu giảm phát thải và cam kết tăng gấp đôi tiền giúp các nước đang phát triển thích ứng. 

Nhưng COP26 bị đánh giá là thất bại trong việc thiết lập một cơ chế để các nước giàu bù đắp tài chính cho những mất mát và thiệt hại ở các nước đang phát triển, song việc thiết lập cơ chế như vậy không đơn giản.

Một số tổ chức cho rằng COP27 sẽ tập trung vào các thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật và tạo diễn đàn để các nước bàn về chi trả cho mất mát và thiệt hại.

Tôi hối thúc các lãnh đạo ở cấp cao nhất tham gia đầy đủ vào COP27 và tuyên bố với thế giới họ sẽ làm gì để chống biến đổi khí hậu trong nước và quốc tế, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres chia sẻ trên Twitter.

Hai rào cản

Báo cáo Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc công bố ngày 3-11 cho rằng nguồn tài chính cho các nước đang phát triển thích nghi với tác động từ biến đổi khí hậu hiện thấp hơn 5 đến 10 lần mức cần thiết.

Năm 2020, các quốc gia tài trợ dành 29 tỉ USD để giúp các nước nghèo, thấp hơn rất nhiều ước tính khoảng 340 tỉ USD mỗi năm từ 2023.

"Đã đến lúc xem xét lại toàn bộ sự thích ứng với khí hậu toàn cầu", Hãng tin Reuters dẫn lời Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nói khi kêu gọi các quỹ khí hậu xanh làm việc với các nhà tài chính công và tư để thúc đẩy đầu tư về thích ứng biến đổi khí hậu.

Năm ngoái, các nước phát triển đã hứa nâng hỗ trợ tài chính lên 40 tỉ USD mỗi năm cho các nước nghèo và đang phát triển vào năm 2025. 

Ông Guterres cho biết tại COP27, các quốc gia "phải trình bày một lộ trình đáng tin cậy với các cột mốc rõ ràng" về cách thức thực hiện các cam kết, mà theo ông, tốt nhất là dưới hình thức tài trợ chứ không phải các khoản vay.

Theo nhà nghiên cứu Bethany Tietjen của Đại học Tufts, Mỹ, các nước phát triển ngần ngại về việc hỗ trợ tài chính cho các nước nghèo và đang phát triển vì hai vấn đề. 

Thứ nhất, làm sao xác định những nước, cộng đồng nào sẽ được đền bù và đền bù đến đâu. Việc xác định bồi thường dựa trên mức độ phát thải, GDP của mỗi nước sẽ rất khó khăn.

Hai là, một số chuyên gia đã đề xuất chi trả dựa trên mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu nhưng điều này cũng không đơn giản.

Theo Tuổi trẻ Online

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top