Thế giới

New Zealand thông qua luật “Zero Carbon” vào năm 2050

ClockThứ Năm, 07/11/2019 14:54
TTH.VN - Kế hoạch của New Zealand nhằm giảm lượng khí thải carbon xuống 0% vào năm 2050 đã được thông qua và trở thành luật vào hôm nay (ngày 6/11), sau khi rào cản cuối cùng trong quốc hội được xoá bỏ, theo tin từ Reuters.

 

 

 

Điều luật này nhận được sự hỗ trợ từ cả hai phe phái chính trị, theo đó yêu cầu nước này không được phát thải ra khí nhà kính vào năm 2050, ngoại trừ khí metan, như một phần trong nỗ lực của New Zealand để đáp ứng các cam kết về khí hậu trong Hiệp định Paris. Khí metan - sản phẩm phụ của ngành nông nghiệp trọng điểm - sẽ bị cắt giảm từ 24%-47% trong cùng khung thời gian.

Theo điều luật mới này, một Ủy ban về Biến đổi Khí hậu độc lập sẽ được thành lập để tư vấn cho chính phủ về cách đạt được các mục tiêu và tạo ra "ngân sách carbon" cứ sau 5 năm, đồng thời theo dõi và cung cấp thông tin cho biết có bao nhiêu lượng khí thải được cho phép trong giai đoạn đó.

Phát biểu trước quốc hội, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nhấn mạnh, “không thể phủ nhận rằng mực nước biển của chúng ta đang tăng lên. Cũng không thể phủ nhận rằng chúng ta đang trải qua những sự kiện thời tiết cực đoan… Trong bối cảnh đó, hôm nay, chúng ta đã đưa ra một lựa chọn khiến tôi tự hào. Tôi hy vọng điều này sẽ khiến các thế hệ tiếp theo nhìn thấy rằng chúng ta đã ở về phía lẽ phải của lịch sử".

New Zealand là một trong 65 quốc gia cam kết sẽ đạt được mức phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050, nhưng không phải tất cả các nước đều mục tiêu này vào luật. Đất nước chỉ có chưa tới 5 triệu người này cũng cam kết sẽ tạo ra 100% năng lượng tái tạo vào năm 2035.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top