Thế giới

Nga đầu tư 2,8 tỷ USD phát triển hành lang vận tải Bắc-Nam quốc tế

ClockThứ Ba, 10/01/2023 15:31
Hành lang vận tải Bắc-Nam quốc tế là hệ thống giao thông dài 7.200km gồm đường biển, đường sắt và đường bộ giữa Ấn Độ, Iran, Azerbaijan, Nga, Trung Á và châu Âu.

Liên Hiệp Quốc nỗ lực gia hạn sáng kiến ngũ cốc Biển Đen

Ảnh minh họa. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Trạng mạng thông tin-phân tích Haqqin của Azerbaijan ngày 9/1 cho biết trong năm 2023, Chính phủ Nga sẽ bắt đầu xây dựng hành lang vận tải Bắc-Nam quốc tế, thay thế hệ thống hậu cần châu Âu.

Ước tính, khoảng 200 tỷ ruble (2,8 tỷ USD) sẽ được đầu tư để phát triển hành lang này.

Bài viết trên trang mạng Haqqin nêu rõ ba tuyến đường vận chuyển chính sẽ là: Biển Đen với sức hấp dẫn kinh tế về cơ sở hạ tầng vận chuyển của Thổ Nhĩ Kỳ, biển Caspi với điểm tựa là các nút giao thông ở Azerbaijan và Iran, cũng như Viễn Đông, nơi các cảng của Nga giáp Thái Bình Dương sẽ được kết hợp với các nhà ga đường sắt ở biên giới với Trung Quốc.

Ước tính, khi thay thế các tuyến đường châu Âu, công suất hành làng vận tải Bắc-Nam này sẽ tăng 135% vào năm 2030.

Bài báo cũng lưu ý rằng dự án này phù hợp với sáng kiến của chính quyền Nga để tăng thương mại với các quốc gia châu Á.

Hành lang vận tải Bắc-Nam quốc tế là hệ thống giao thông dài 7.200km gồm đường biển, đường sắt và đường bộ giữa Ấn Độ, Iran, Azerbaijan, Nga, Trung Á và châu Âu.

Các chuyên gia cho rằng tuyến đường này có thể giảm 50% chi phí và tiết kiệm 20 ngày di chuyển.

Trong nỗ lực nhằm xây dựng các chuỗi cung ứng hậu cần mới và giúp cho tuyến Hành lang vận tải Bắc-Nam quốc tế có thể hoạt động, Nga đã đề xuất thiết lập một đơn vị vận hành quốc tế với Iran và Azerbaijan.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Cùng với hoạt động xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp (DN) Thái Lan ở quy mô lớn, những hoạt động xúc tiến xúc thương mại quy mô nhỏ với một vài đối tác cũng góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho những hợp đồng thương mại lâu dài.

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top