Thế giới

Nga khẳng định hiệp ước hạt nhân với Mỹ vẫn có hiệu lực

ClockThứ Tư, 30/11/2022 11:27
Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 29/11 nói rằng Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) giữa nước này và Mỹ vẫn có hiệu lực, mặc dù thiếu hoạt động thanh sát giữa hai bên cũng như quyết định vào phút cuối của Moskva về việc huỷ các cuộc thảo luận của uỷ ban hỗn hợp trong tuần này.

Nga và Mỹ sớm nhóm họp để nối lại hoạt động thanh sát hạt nhânBộ trưởng Quốc phòng Nga, Mỹ điện đàm về chiến lược hạt nhân

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh: AFP/TTXVN

Thứ trưởng Ryabkov nhấn mạnh Nga vẫn cam kết tuân thủ hiệp ước và thỏa thuận này vẫn có hiệu lực bởi tất các cơ chế khác vẫn đang hoạt động.

Hôm 28/11, Bộ Ngoại giao Nga thông báo hoãn cuộc đàm phán về giải trừ vũ khí hạt nhân giữa nước này và Mỹ dự kiến diễn ra từ ngày 29/11 - 6/12 tại Cairo (Ai Cập).

Ông Ryabkov khẳng định việc hoãn họp không vi phạm thỏa thuận này. Cuộc họp này được lên kế hoạch nhằm thảo luận về việc nối lại các hoạt động thanh sát trong khuôn khổ New START, vốn bị đình chỉ hồi tháng 3/2020 do đại dịch COVID-19.

Đầu tháng 8 vừa qua, Moskva đã thông báo tạm dừng hoạt động thanh sát của Mỹ đối với các địa điểm quân sự của Nga theo khuôn khổ New START, khẳng định đây là động thái phản ứng với việc Washington cản trở hoạt động thanh sát của Nga.

Được ký kết năm 2010, thỏa thuận New START sẽ hạn chế kho vũ khí của Nga và Mỹ ở mức tối đa là 1.550 đầu đạn hạt nhân chiến lược được triển khai, giảm gần 30% so với mức được đặt ra hồi năm 2002.

Đến tháng 1/2021, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhất trí kéo dài hiệp ước này thêm 5 năm, tới năm 2026. Cho đến nay, Moskva và Washington cho phép lẫn nhau mỗi năm được thực hiện dưới 20 lần thanh sát trong khuôn khổ New START.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top